Tránh đau cổ - Đơn giản mà hiệu quả

Nếu thỉnh thoảng bị đau cổ hay cứng cổ, những bài tập giúp kéo căng cơ và dây chằng vùng cổ sẽ có ích cho bạn. Bên cạnh đó, có những cách đơn giản mà hiệu quả giúp điều chỉnh tư thế của mỗi người giúp giảm bớt các triệu chứng đau và tránh thương tổn trong tương lai.
Bài tập giúp giảm đau
Yêu cầu quan trọng đối với hệ cơ và dây chằng khỏe mạnh là mạch máu ở đây được lưu thông ổn định. Việc căng duỗi các bộ phận sẽ là cách hữu hiệu nhất để củng cố và duy trì nguồn cung cấp máu dồi dào tại khu vực này.
Gập về phía trước: Cúi đầu xuống thấp sao cho cằm của bạn tiến cận phần ngực trên. Một khi cảm thấy cơ sau cổ hay khớp cổ không cho phép cúi gập hơn được nữa, cố gắng  giữ nguyên tư thế đó được khoảng 30 giây, miễn là vẫn cảm thấy chịu đựng được.
Mô tả ảnh.
 
Ngửa đằng sau: Ngẩng cổ từ từ ra phía sau cho đến khi nhìn thấy trần nhà hay bầu trời, đến mức tối đa, giữ nguyên tư thế tốt nhất trong vòng 30 giây.
Quay phải, quay trái: Giữ thẳng vai, quay đầu sang phải để kéo căng hết phần cơ cổ, giữ trong khoảng 30 giây. Lặp lại với động tác quay đầu sang trái. Tương tự là hai động tác nghiêng đầu sang vai trái hoặc vai phải, yêu cầu là điều chỉnh đầu từ từ rơi xuống vai, chú ý giữ vai thẳng chứ không phải là nâng vai để nó có thể chạm tới đầu bạn.
Các bài tập đơn giản như trên cũng cần lưu ý:
Không kéo căng đến điểm mà bạn cảm thấy đau, mục đích của bài tập là căng duỗi cơ trong cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Nên thực hành vào buổi chiều và tối vì khi đó máu lưu thông tốt nhất. Buổi sáng, tình trạng lưu thông máu là tồi tệ nhất vì tim chưa hoạt động hết công suất sau một đêm ngủ dài. Khi bạn bắt tay vào các hoạt động thường ngày, các cơ quan dần bắt nhịp vào guồng hoạt động và thông qua đó, bài tập căng giãn cơ cổ hiệu quả hơn.
Nếu có thể, hãy để dành bài tập này sau khi hoạt động thể lực như vừa đi bộ về hay vận động cho tim mạch. Việc làm nóng cơ thể sau các bài tập này sẽ khiến cho máu lưu thông đến cơ và dây chằng tốt hơn, đồng thời các động tác nên làm từ từ, tránh giật cục tránh nguy cơ rách, căng dây chằng.
Đừng ngưng thở khi bạn kéo căng cơ cổ, bởi đó có thể là dấu hiệu bạn đã khiến các bộ phận quá căng thẳng, đã đến lúc thư giãn.
Biện pháp dự phòng
Hỗ trợ cánh tay: Điều này thực sự quan trọng nếu bạn là người sử dụng máy tính. Việc giơ tay ra phía trước một thời gian sẽ gây căng thẳng cho cơ thể bạn. Cổ tay được hỗ trợ một phần nhỏ nhưng chúng cũng có thể gây áp lực lên khối xương cổ tay – đoạn nối bàn tay và cổ tay, nơi chứa khá nhiều dây chằng và vì thế không tốt cho những ai bị hội chứng khối xương cổ tay. Thay vào đó, để cho cánh tay nghỉ ngơi trên một mặt phẳng mà bạn đặt máy tính xách tay để hỗ trợ phần cánh tay. Tránh gây áp lực trực tiếp lên phần khuỷu tay vì tại đó dây thần kinh của xương trụ nổi lên rõ nhất.
Dùng tai nghe: Gác máy điện thoại giữ cổ và vai để cánh tay nghỉ ngơi một chút khi nói chuyện điện thoại có thể làm cho cổ bị đau. Kể cả bình thường nếu nghe điện thoại nhiều người ta cũng có thể bị đau cổ. Hãy làm thử nghiệm nhỏ: Giả vờ bạn đang cầm điện thoại và giơ tay lên tai để nghe. Hãy giữ nguyên vị trí đó trong 5-10 phút. Bạn cảm thấy dễ chịu chứ? Hiển nhiên là không, vì theo tư thế đó, cánh tay của chúng ta bị đẩy vào một tư thế rất bất tiện huy động hàng loạt phần cơ cánh tay, cổ, vai và lưng. Hầu hết mọi người khi nhấc ống nghe lên thì quên hết điều này. Vì thế, giải pháp tốt nhất là dùng tai nghe để giải phóng cho đôi tay.
Cho sách một điểm tựa: Nếu là người thích đọc, bạn có thể không để ý đến một điều là cầm sách đọc cũng tạo ra áp lực đáng kể cho phần cơ cổ. Thử tưởng tượng nếu cánh tay của bạn cứ phải giơ mãi về đằng trước khi cầm cuốn sách, hẳn sẽ không thoải mái chút nào. Chỉ cần mỗi lần đọc quá 5 phút, toàn bộ phần cơ tay, cổ, vai và lưng bị căng ra suốt quá trình này. Tìm một điểm tựa cho sách, hay đặt ở vị trí vừa tầm mắt mà không cần phải tận dụng đến cánh tay là giải pháp nên lựa chọn.
Theo ANTĐ

No comments:

Post a Comment

để lại nhận xét của bạn để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
=))