Showing posts with label ẩm thực. Show all posts
Showing posts with label ẩm thực. Show all posts

Kinh nghiệm nhận biết rau an toàn

Trong những năm gần đây, những vụ ngộ độc rau xanh có xu hướng gia tăng và rất khó kiểm soát, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm nhận biết rau an toàn.

Rau xanh cung cấp các vitamin, chất khoáng, protein, đường, vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, khả năng đồng hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, tăng khẩu vị để ăn ngon miệng các món ăn khác.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những vụ ngộ độc rau xanh có xu hướng gia tăng và rất khó kiểm soát, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rau xanh không an toàn là do người sản xuất chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng đã được khuyến cáo, tập huấn (nhất là về bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh), rau nhiễm khuẩn trong quá trình thu hoạch, bảo quản, lưu thông phân phối. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm nhận biết rau an toàn và không an toàn để bạn đọc tham khảo.
Rau cải: non mơn mởn, lá màu xanh ngắt, không thấy dấu vết sâu bệnh, thân chắc mập và đều tăm tắp thì đó là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng rau cải này, nhất là ăn sống.
Mướp đắng: những quả to, màu xanh đậm, mướt mát, thân phình to, da láng bóng là những quả hái từ cây bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng nên chất lượng sẽ kém và thường bị nhiễm độc khi ăn. Bạn nên chọn những quả có kích thước vừa phải theo loại giống trồng, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti để dùng thì sẽ an toàn và chất lượng.
Đậu cô ve: những quả dài, bóng, ít lông tơ, phân đốt rõ, hầu như không có quả nào có vết sâu bệnh thì đó là đậu có bón nhiều phân bón lá, các chất vô cơ thấm vào quả chưa được chuyển hóa thành hữu cơ, có phun thuốc hóa học trừ sâu vào thời gian sát khi thu hoạch, ăn loại đậu này dễ bị độc hại.
Giá đỗ: những cọng giá tròn lẳn, thân trắng nõn, ít rễ là giá được ngâm ủ qua một công nghệ "kinh dị": khi hạt đỗ nảy mầm, người ta dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu, đem pha loãng tưới lên mầm giá rồi ủ kín, thuốc có tác dụng thúc giá đỗ nảy mầm nhanh và phát triển hơn bình thường. Loại giá này khi xào sẽ có nước đục, ăn không ngon và dễ gây độc hại.
Rau cần nước: không nên dùng những cây rau thân phình to, thân và ngó có màu trắng nõn bất thường vì loại cần này đã được bón quá nhiều phân (phân chuồng, phân hóa học, phân bón qua lá) và phun nhiều thuốc trừ sâu bệnh. Loại cần này rất nhanh héo và héo nhiều sau khi thu hoạch, chất lượng giảm và cũng dễ bị độc hại khi ăn.
Khi chế biến các loại rau có bẹ (rau cải, cải thảo...) bạn nên tách rời từng lá và cắt bỏ phần gốc lá, nhặt bỏ những lá sâu, ngâm rau vào nước muối loãng hoặc nước có hòa thuốc tím trong thời gian khoảng 15 phút sau đó vớt ra đem rửa kỹ dưới vòi nước chảy vài lần rồi mới chế biến. Cách làm này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, có thể làm sạch thuốc trừ sâu, phân bón bám dính trên rau, có tác dụng sát khuẩn, tẩy rửa trứng giun, sán trên rau, qua đó giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm thuốc hóa học và các vi sinh vật có hại vào cơ thể người dùng, nhất là khi ăn rau sống.
TheoTrần Duy Khả
SKDS

Giò Heo Giả Cầy


Bây giờ ở hải ngoại, có nhiều người cũng muốn nấu món giò heo giả cầy để nhớ quê nhà… mà không có mẻ chua thì chúng mình có thể thay mẻ chua bằng yaourt loại thật chua và không có đường. ( yaourt nature ) Món giả cầy sẽ thơm ngon không thua gì nấu mẻ. Mời các bạn cùng CtLy làm thử xem sao nhé
VẬT LIỆU -
- 1 chân giò heo khoảng 1,5 kg. Nướng qua trên bếp lửa cho da trở vàng sậm và thịt hơi săn lại, nướng phần móng cho kỹ để có thể đập bỏ phần vỏ sừng của móng, rửa sạch bụi than, chặt miếng vừa ăn. Ở những tiệm thực phẩm VN, đã có bán những đùi heo đã được làm sạch sẽ, chỉ mua về trụn lại nước sôi cho bán mùi hôi.
- Pha hỗn hợp gia vị: 250 gr mẻ chua hoặc yaourt thật chua (loại không đường) đánh tan thật nhuyễn
- 150 gr giềng gọt vỏ, cắt mỏng rồi băm nhỏ lại
- 5 củ sả, rửa sạch, đập dập
- 2 muỗng súp hành tỏi băm
- 20 gr bột nghệ
- 1 muỗng cà phê muối.
Lưu ý khi trộn gia vị:
Cho phần mẻ hoặc yaourt vào từ từ, trộn đều nếm lại, nếu thấy vị chua chưa đủ mới từ từ cho thêm. Chính khẩu vị nêm nếm của người nấu mới quyết định chất lượng món ăn, hướng dẫn hàm thụ có giới hạn nhất định.
- Trộn hỗn hợp gia vị vào thịt, để qua 1 giờ, bắc lên bếp, xào cho thịt săn lại rồi châm nước sôi vào sấp mặt thịt, hầm nhỏ lửa cho đến khi thịt mềm, nước còn khoảng 1/3 thịt và sệt là vừa. Trong khi hầm, nếu thấy nước cạn nhanh, châm thêm ít nước sôi vừa đủ.
- Múc ra tô, tùy thích rắc thêm ít lá rau răm, rau ngổ hoặc lá tía tô… cắt nhỏ lên mặt thịt.
- Các loại rau ăn kèm: rau thơm các loại, rau muống chẻ. Ăn nóng kèm bún tươi, khi ăn chỉ chan nước vừa đủ ướt bún, nêm nước mắm nguyên chất, chanh ớt tươi.
- Món giò heo giả cầy là gọi theo một cách nấu thịt cầy và thay bằng thịt heo. Còn nhựa mận (hay rựa mận) là tên gọi một cách nấu thịt cầy khác (không phải là "giả cầy"). Và với món giò heo giả cầy, có người không dùng sả hay nghệ tùy thích.

Hong khói tôm bằng Wok

Nguyên vật liệu 
- Gừng bằm nhỏ 
- 2 muỗng ăn Sherry 
- 2 muỗng ăn soja
- 4 muỗng ăn nước , muối 
- Tôm 
- Mùn cưa dùng hong khói (tùy sở thích) 
- 50 gr gạo 
- 50 gr đường mía 
- 7 muỗng cà phê trà khô 
- 1 ít dầu dùng thoa lên vỉ nướng 
Cách làm 
- Cho gừng, Sherry, Soja sauce, nước, muối vào tộ khuấy đều 
- Tôm rửa sạch , thấm cho khô nước và ngâm vào dung dịch muối khoảng 1 tiếng, thỉnh thỏang trở mặt cho đều 
- Lấy wok ra, lót bằng tấm giấy nhôm , cho vào một muỗng ăn mùn cưa, vặn bếp cho nóng lên, khi bốc mùi thơm cho thêm gạo, đường và trà lên trên. 
- Đặt vỉ lên, lấy tôm đặt lên vỉ, sau đó lấy nắp vung đậy lại 
- Vặn nhỏ lửa xuống mức 1 (bếp điện , bếp từ ..) và hong khỏang 18 – đến 20 phút

Thực phẩm giúp chống căng thẳng

Hoa quả - Ảnh: Tiểu Kiên
Nếu biết cách ăn uống hợp lý, bạn có thể góp phần ngăn ngừa các chứng bệnh, trong đó có chứng căng thẳng. Sau đây là một số loại thực phẩm giúp đẩy lùi trạng thái căng thẳng, lo lắng.
Sữa chua: Ăn sữa chua vào mùa hè rất tốt cho cơ thể vì loại thực phẩm này nhẹ bụng và dễ tiêu hóa. Theo Báo The Times of India, bác sĩ Shikha Sharma - một chuyên gia về dinh dưỡng ở Ấn Độ - cho hay: “Sữa chua hoặc bất cứ chế phẩm từ sữa nào giàu chất tyrosine giúp tăng hàm lượng serotonin trong não. Protein giúp tăng lượng hormone thần kinh trong não, làm giãn các dây kinh căng thẳng và giúp bạn cảm thấy dễ chịu”.
Sôcôla đen: Giúp giảm lượng hormone gây stress, đồng thời có tác dụng cải thiện trạng thái tinh thần. Sôcôla đen chứa chất phenethylamine, đem lại cảm giác hưng phấn.
Hoa quả chua: Bất cứ loại trái cây nào bạn thích ăn đều tốt cho sức khỏe. “Trái cây có hàm lượng đường tự nhiên giúp chống căng thẳng”, bác sĩ Shikha Sharma cho biết.
Trà thảo mộc: Giúp nâng cao trạng thái tinh thần của bạn.


Sôcôla giúp bạn xua tan trạng thái căng thẳng - Ảnh: Reuters
Cá: Đây là một nguồn phong phú chất a-xít béo omega-3, các loại vitamin B, nhất là vitamin B6 và vitamin B12, những chất chống stress hữu hiệu. Thông thường, những ai thiếu vitamin B12 rất dễ bị trầm cảm. Hải sản thường chứa hàm lượng cao chất kẽm, có tác dụng giảm stress.
Bông cải xanh: Loại rau này chứa rất nhiều vitamin B chống căng thẳng, lo âu. A-xít folic giúp giảm căng thẳng, lo lắng, hoảng sợ và thậm chí trầm cảm. Bông cải xanh còn là nguồn phong phú chất xơ giúp trị táo bón, giảm hội chứng ruột kích thích, vốn là một trong những tác nhân gây stress.
Tỏi: Tỏi giúp giảm căng thẳng và chống stress, đồng thời giảm hàm lượng đường glucose trong cơ thể. Tỏi là nguồn phong phú chất chống ô-xy hóa và giúp khôi phục chất chống ô-xy hóa có tác dụng chống stress.
H.Y

Món quý từ ốc đồng

 
Ốc đồng là nguyên liệu chính rất quý để chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng tốt cho sức khỏe.
- Ốc nấu bỗng rượu thanh nhiệt lợi thủy:
Nguyên liệu: 500 g ốc sống. Gia vị gồm: dầu, nước mắm, muối, bỗng rượu, hành, gừng.

Cách làm: Ốc ngâm, rửa sạch vớt ra để ráo. Cho dầu vào chảo đun nóng, đổ ốc đã rửa sạch vào chảo xào, đảo cho đến khi ốc chín nhả yếm thì cho bỗng rượu, hành, gừng, mắm, muối, nước vào và đậy nắp lại, nấu 30 phút.

Món ăn tươi ngon đậm đà này có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, giải độc, tiêu ung nhọt, trị bí tiểu, đinh nhọt, phong thấp, viêm khớp.

- Ốc hấp nhồi thịt giải độc tiêu ung:

Nguyên liệu: Thịt ốc 250 g, thịt heo 100 g.
Gia vị gồm: dầu thơm, muối, nước mắm, bột ngọt, rượu, đường, hành, gừng, nước dùng. 
Cách làm: Thịt ốc rửa sạch cùng với thịt heo băm nhỏ, trộn gia vị, đảo đều để làm nhân. Chọn khoảng 20 vỏ ốc hoàn chỉnh rửa sạch, nhét đầy nhân vào lòng ốc, đặt ốc lên đĩa, hướng miệng ốc lên trên. Cho đĩa ốc vào xửng hấp, đun lửa to khoảng 20-30 phút đến khi nhân chín thì lấy ra, dùng đũa móc nhân ăn.

Món ăn này bổ thận, gan, thanh nhiệt lợi thủy, giải độc tiêu ung nhọt, mũi viêm sưng tuyến giáp trạng, trẻ nhỏ ho khan, người phong thấp viêm khớp, viêm phế quản mãn tính.

- Ốc nấu rượu trị thấp nhiệt hoàng đản:

Nguyên liệu: Ốc đồng 10 – 20 con, rượu gạo.

Cách làm: Ngâm ốc trong nước sạch cho nhả hết bùn, lấy ruột ốc trộn với rượu gạo rồi cho nước vào nấu chín.

Món này có tác dụng thanh nhiệt giáng thấp, trị bệnh hoàng đản (vàng da) mà nguyên nhân là do thấp nhiệt.
Theo Lương y Hoài Vũ / NLĐ

Món ăn bài thuốc bổ dưỡng trong mùa hè

Mùa hè thời tiết nóng nực, khả năng tiêu hóa và hứng thú ăn uống của con người thường giảm, lại ra nhiều mồ hôi làm cho năng lượng bị tiêu hao nhiều.
Vì vậy việc bồi bổ vừa phải đảm bảo đủ dinh dưỡng lại phải đạt được tác dụng thanh nhiệt. Do vậy trong Đông y nhận thấy cần chọn lựa cách bồi bổ thích hợp nhất. Xin giới thiệu những món ăn bài thuốc bổ dưỡng nâng cao sức khỏe trong ngày hè.

Món cháo thuốc

Cháo hoa cúc, ngân hoa:

Hoa cúc trắng 6g, ngân hoa 6g, sấy khô tán bột nhỏ mịn. Lấy gạo tẻ ngon 100g nấu thành cháo, sắp được cháo thì thả bột thuốc vừa tán vào, đợi sôi một lát là được.

Cháo sữa đậu nành:

Sữa đậu nành 500ml, gạo tẻ 100g. Hai thứ này cho vào nồi đất nấu thành cháo, cho đường đủ ngọt, sôi là ăn được.

Cháo sơn tra:

Sơn tra tươi 80g, gạo tẻ 100g. Cho sơn tra sao vàng, bỏ vào nước ấm ngâm một lúc, sau sắc lấy nước đặc, bỏ bã, đổ gạo tẻ, đường cát (vừa đủ) nấu thành cháo, ăn.

Cháo táo nhân chua:

Táo nhân chua 50g, xào chín, cho vào nồi đổ nước đun 20 phút, lấy táo nhân chua ra và bỏ gạo vào, nổi lửa to nấu sôi 20 phút, hạ lửa đến khi cháo nhừ, thả đường đỏ để vài phút là ăn được.

Cháo gạo tẻ, tỏi:

Tỏi tía bóc vỏ 30g, cho vào nồi luộc chín sau vớt ra. Cho gạo tẻ vào nước luộc tỏi nấu thành cháo loãng. Cho tỏi đã luộc vào nồi cháo nấu lại sôi chốc lát là được. Ăn tỏi húp nước cháo.

Cháo đậu xanh, hạt sen, bách hợp:

Bách hợp 50g (mua ở hiệu thuốc bắc), hạt sen 50g, đậu xanh 200g, gạo tẻ 100g, trần bì 50g, đường trắng 100g. Đổ nước vào nồi đun sôi, cho hạt sen, đậu xanh, gạo, trần bì, đến khi sắp chín thì cho bách hợp, đường vào đợi cháo sánh là ăn được. Ăn ngày 1 lần.

Món ăn thuốc

Món vịt, vừng:

Tác dụng nhuận phế dứt ho, bổ phế thuận. Vịt đực 1 con cắt tiết, làm sạch lông, rửa sạch, mổ lưng, bỏ ruột, dùng nước sôi nhúng một lượt, cho vịt vào liễn hấp chín nhừ. Để vịt nguội lọc, bỏ xương, chia ra làm hai nửa, sau lấy nước tỏi, lòng trắng trứng, vừng, mã thầy đã tán nhỏ, bột đậu cùng gia vị... bôi phết lên trên thịt vịt; xong lấy dầu đun nóng rán vớt ra cho ráo dầu mỡ là được. Chia ăn trong ngày.

Thịt lợn, hạ khô thảo:

Món này có tác dụng thanh nhiệt giải nóng. Hạ khô thảo 15g, cho vào túi vải buộc kín, sau cho vào nồi cùng 30g thịt lợn nạc, nổi lửa nhỏ đun 1 giờ thì vớt túi thuốc ra, nêm gia vị và ăn thịt, uống nước canh.
Nho, ngó sen, sinh địa:

Món này làm mát máu, thanh nhiệt rất thích hợp để bồi bổ cho những người bị viêm nhiễm đường tiết niệu. Nho tươi, ngó sen lượng vừa đủ để mỗi thứ sau khi ép lấy được 100ml nước của mỗi thứ, sinh địa tươi ép lấy 50ml. Cho ba thứ nước vào nồi đất đun sôi và cho tiếp 25g mật ong vào hòa uống.

Cóc nấu sò khô, bí xanh:

Món này thích hợp bồi bổ cho người bị thận hư hoặc phù nề do thể hư. Thịt cóc 500g (cần làm đúng cách, lột bỏ da, không lấy đầu mà chặt bỏ ngay khi lột da, moi bỏ hết ruột phủ tạng, trứng, cần rửa thật sạch để không dính các chất độc), sau đó cho vào bát lớn, cùng trần bì, nước sạch vừa đủ để sẵn đấy.

Sò khô 80g, rửa sạch cho vào bát nhỏ với một chút nước sôi, đồng thời đưa vào nồi hấp 10 phút thì lấy ra đổ cả vào bát nhỏ, với chút nước sôi, đồng thời đưa vào nồi hấp 10 phút thì lấy ra đổ cả vào bát to đang đựng thịt cóc, cùng vài lát gừng, cả bát to này vào hấp trong 60 phút thì lấy ra, cho bí xanh đã làm sạch vào, tiếp tục hấp nửa tiếng là được. Lấy ra chia ăn hết trong ngày.

Món cá chạch:

Món này có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, bổ trung, ích khí. Chạch sống 250g, cho vào trong chậu nước sạch nuôi khoảng 10 ngày (chú ý phải thay nước hàng ngày), Hàng ngày lấy 3 quả trứng gà đập vào bát, cho muối, hành, gừng, đánh đều cho cá chạch ăn từ từ. Được 10 ngày rửa sạch lại cá chạch, cho vào nồi đổ đủ nước, nêm gia vị đậy kín vung và hầm đến khi thịt cá chín nhừ là được. Ăn thịt chạch, uống nước canh.
Theo - Sức khỏe & Đời sống

Giá đỗ, món ăn tốt cho phụ nữ

Giá đỗ là loại rau mầm được ngâm ủ từ đỗ xanh. Giá đỗ có hàm lượng protein, acid amin, khoáng chất và đặc biệt là có hàm lượng vitamin B12, vitamin C, vitamin E, carotene rất cao.
Giá đỗ xanh biến các tinh bột trong đậu xanh thành các loại đường đơn giản có tác dụng thanh nhiệt giải độc; đặc biệt tốt đối với chứng khó tiêu hoặc đầy hơi. Dù rất giàu protein, nhưng hàm lượng calo trong giá đỗ rất thấp, nên rất tốt với những người đang ăn kiêng trong quá trình chữa trị các chứng béo phì, cao huyết áp, tiểu đường.

Giá đỗ còn được biết đến là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ. Do được ngâm ủ từ nguyên liệu là đỗ xanh nên giá đỗ có chất isoflavon, một chất kính thích quá trình tăng cường tiết tố nữ trong cơ thể của phụ nữ một cách rất hiệu quả, mà không hề có tác dụng phụ.

Theo một kết luận của các chuyên gia dinh dưỡng Pháp, phụ nữ Nhật ít có nguy cơ mắc ung thư hơn so với phụ nữ châu Âu còn nhờ họ thường xuyên dùng giá đỗ trong bữa ăn hàng ngày.

Mời các bạn cùng làm một số món ăn từ nguyên liệu giá đỗ để làm phong phú thêm cho bữa ăn trong gia đình.

1. Súp giá đỗ

Nguyên liệu: (cho 4 người)

- Giá đỗ: 200g

- Nấm đông cô: 4 cái

- Hành hoa: 2 cây

- Bột súp gà: 2 thìa to

- Muối: 2/3 thìa nhỏ

- Tiêu: 1 chút

- Xì dầu: 1 chút

Cách chế biến:

(1) Giá đỗ rửa sạch, để ráo nước.

(2) Nấm đông cô ngâm vào nước nóng cho nở mềm, cắt bỏ gốc, thái chỉ.

(3) Hành hoa thái nhỏ

(4) Cho bột súp gà vào nấu với 500ml nước (có thể hầm nước gà nếu không thích ăn bột súp gà chế biến sẵn), nêm muối, tiêu và xì dầu cho vừa miệng, cho giá đỗ và nấm đã sơ chế vào, nấu khoảng 4 phút.

(5) Múc súp ra bát, rắc hành hoa trang trí lên trên.

2. Bắp cải cuốn với cá, trứng và giá đỗ

Nguyên liệu: (cho 4 người)

- Giá đỗ: 200gr
- Lá bắp cải: 4 lá

- Cá ngừ ngâm dầu: 1 hộp

- Trứng: 1 quả

- Muối: một chút

- Nước chấm gồm: xì dầu: 1 thìa to, nước cốt chanh (hoặc giấm): ½ thìa nhỏ

Cách chế biến:

(1) Lá bắp cải luộc qua, vắt ráo nước, chú ý không để rách

(2) Luộc giá đỗ cho mềm

(3) Trứng quậy đều với một ít muối, để chảo nóng, cho dầu vào, tráng thành những miếng trứng mỏng, sau đó thái chỉ để tạo thành những sợi màu vàng trong món cuốn

(4) Đảo cá ngừ ngâm dầu qua chảo nóng, nêm thêm một chút muối cho vừa ăn.

(5) Trải lá bắp cải ra đĩa, đặt trứng, giá đỗ và cá ngừ đã sơ chế lên trên lá bắp cải, cuộn tròn lại.

(6) Cắt những cuộn bắp cải thành những miếng có chiều dài khoảng 2cm cho vừa ăn. Bày ra bàn ăn cùng với nước chấm.

3. Giá đỗ xào thịt gà

Nguyên liệu: (cho 4 người)

- Ức gà thăn: 100gram

- Giá đỗ: 200 gram

- Tỏi: 1 nhánh

- Bơ: 1 thìa to

- Bột cà ri: 2 thìa nhỏ

- Sốt cà chua: 1 thìa to

- Muối: 1 chút

- Tiêu: 1 chút

- Lá ngò: 1 chút

Cách chế biến:

(1) Ức gà thăn: thái chỉ

(2) Giá đỗ: làm sạch rễ, rửa sạch.

(3) Tỏi: băm nhỏ

(4) Cho bơ vào chảo, khi bơ nóng chảy cho tỏi vào phi, sau đó cho thịt gà đảo, thịt gà gần chín thêm giá đỗ vào, đảo đều.

(5) Tắt lửa, nêm bột cà ri, sốt cà chua, muối và tiêu cho vừa ăn, đảo đều. Sau đó bật bếp đun thêm một chút cho gia vị ngấm.

(6) Lấy hỗn hợp ra đĩa, rắc ngò đã thái nhỏ lên trên.

4. Giá đỗ nhồi đậu

Nguyên liệu: (cho 4 người)

- Đậu rán : 2 miếng lớn

- Giá đỗ: 150 gr

- Cà rốt: 1 chút

- Hành hoa: 2 cây

- Rau mầm: 1 chút

- Xì dầu: vừa đủ

Cách chế biến:

(1) Cắt đôi miếng đậu rán, lấy bớt một phần đậu bên trong để có thể nhồi rau vào

(2) Giá đỗ rửa sạch để ráo, cà rốt thái chỉ, hành hoa thái nhỏ

(3) Trộn giá đỗ, cà rốt, hành hoa với nhau, nêm ít muối cho vừa ăn

(4) Nhồi (3) vào (1) rồi đem rán với dầu trên chảo nóng, hoặc nướng trong lò nướng ở nhiệt độ 150 độ khoảng 2 phút mỗi mặt.

(5) Cắt thành miếng vừa ăn, bày ra đĩa với một chút rau mầm.

(6) Dọn món này cùng nước chấm là xì dầu.

5. Giá đỗ xào với giăm bông và trứng

Nguyên liệu: (cho 4 người)

- Hẹ: 1 bó

- Giăm bông : 4 miếng

- Trứng: 2 quả

- Giá đỗ: 200 gr

- Muối: 1 chút

- Tiêu: 1 chút

- Xì dầu: 1 chút

- Dầu ăn : 1 thìa to

Cách chế biến:

(1) Giá đỗ rửa sạch, để ráo. Hẹ cắt thành khúc dài khoảng 4cm, giăm bông cắt thành miếng nhỏ vửa ăn.

(2) Trứng quậy đều với một chút muối và tiêu

(3) Tráng trứng với chút dầu rồi cho ra đĩa

(4) Thêm dầu vào chảo, cho giăm bông, giá đỗ, hẹ vào xào

(5) Khi (4) gần chín thì cho tiếp (3) vào đảo đều, nêm muối, tiêu và xì dầu vừa ăn là được.
Theo - Phụ nữ

Thịt lợn rang sả, bạn thử chưa?


Thịt rang là món rất dễ làm, nhưng cũng chóng chán nếu ta không biết khéo léo thay đổi khẩu vị. Rang thịt với sả sẽ giúp bạn có một món chính đơn giản mà vẫn ngon.
Nguyên liệu:

Thịt lợn: 300g

2 củ sả

1 củ gừng nhỏ

Cách làm:

Thịt lợn rửa sạch, thái ngang thớ

Gừng cạo vỏ băm nhỏ

Sả chỉ lấy phần củ non, nạo sợi

Cho sả, gừng vào rang cùng với thịt, nêm gia vị vừa ăn. Thịt chín, hơi xém cạnh là được

Thịt bò, thịt gà khi chế biến ta cũng hay sử dụng sả, nhưng món thịt rang sả này không hề làm mất đi vị riêng của thịt lợn, mà ngược lại, làm cho món thịt trở nên lạ hơn, dễ ăn hơn.
Theo - aFamily

Cải xanh nhồi cá thu

Đây là một món ăn khá ngon,cọng cải xanh nhồi với cá thu quết dẻo rồi chiên vàng ăn kèm xốt dầu hào.

 Khi làm món này bạn nên chọn loại cải xanh có cọng to, mập mạp làm mới ngon. Cọng cải đem nhồi với cá, còn lá cải thì không bỏ đâu các bạn, hãy đem  nấu canh với chút thịt hay tôm bằm vậy là mình đã có hai món ăn cho bửa cơm gia đình rồi nhé.


Nguyên liệu:- 3 cây cải bẹ xanh (nên chọn cây cải có bẹ to)
- 200g thịt cá thu nạo, hoặc cá thát lát
- Hành ngò xắt nhuyễn, bột canh, tiêu xay, bột năng và dầu hào

Cách làm:
Cải bẹ xanh cắt lấy phần bẹ, rửa sạch cắt khúc dài chừng 6-7cm rồi nhúng sơ qua nước sôi cho cọng cải được xanh đẹp, vớt ra xả lại nước lạnh để ráo.




Cọng cải bẹ xanh cắt khúc


Thịt cá thu nêm gia vị, bột canh cho vừa ăn, cho tiêu xay, hành ngò và chút xíu nước vào quết cho dẻo dai
Cọng cải xanh trước khi nhồi cá vào thì thoa một ít bột năng vô bên trong, sau đó múc cá đã quết vào, nhồi cho đều rồi mang chiên vàng mặt cá quết.


Dùng một cái chảo nhỏ cho chừng 1 chén nước dùng và 2 muỗng cà phê dầu hào, nêm tí xíu muối cho vừa ăn.
Vặn lửa nấu sôi rồi dùng bột năng hòa nước cho vào, quậy đều để nước xốt sánh lại thì gắp từng cọng cải nhồi cho vào.
Đảo đều nhẹ tay để cho cọng cải thấm nước xốt là được. Bày món ăn ra dĩa dùng nóng với cơm.


Cọng cải đã thấm nước xốt và dọn ra dĩa.

Gỏi đậu que





Món gỏi này vừa ăn cơm ngon miệng lại làm thức nhắm tuyệt vời nữa đấy.

Nguyên liệu:


- Đậu que hoặc
- Thịt ba chỉ
- Tôm khô
- Xoài xanh
- Rau răm
- Tỏi, ớt, chanh, nước mắm


Cách làm:


- Đậu que rửa sạch  xong  bào mõng  theo chiều xéo. Còn hột thì các bạn đừng lo, chúng sẽ tự rớt ra sau khi được trụng.


Lưu ý: Trụng chứ không luộc đậu. Nước nấu vừa sôi thì tắt bếp, thêm chút muối. Sau đó cho đậu đã bào vào trong nước nóng này, đảo sơ, sau đó cho ra rỗ, xả với nước lạnh, vớt ra vắt ráo. Cách này vừa làm cho đậu que giòn thật giòn hơn


- Thịt ba chỉ luộc chín, cắt mỏng hoặc vuông tùy theo ý thích. Riêng tôm khô thì ngâm cho mềm, sau đó cho vào chảo rang lên với 1 chút đường. Tôm khô hơi vàng, giòn là được. ( Nếu các bạn khg thích dùng với tôm khô, có thể thế tôm tươi )

- Xoài xanh thái chỉ

- Nước mắm làm gỏi gồm có tỏi xay, chanh, nước mắm, ớt, đường. Tuyệt đối không cho thêm nước vì như thế sẽ rất loãng.


Dùng một cái tô lớn, cho đậu que/, đậu đũa đã trụng, xoài sống, thịt heo đã cắt, tôm khô đã xào, rau răm, nước mắm trộn đều.


Lưu ý: Có thể dùng kèm món gỏi này với cá chiên giòn. Đặc biệt, gỏi nếu được để trong tủ lạnh 1-2 tiếng trước khi dùng thì đậu que sẽ rất giòn. Ngày hè nóng nực chắc chắn sẽ làm khẩu vị bạn thay đổi.

Chúc các bạn thành công

Hành tây tẩm bột chiên giòn

Món ăn có vị lạ lại chế biến đơn giản và nhanh gọn trong vòng 10 phút. Vào những ngày cuối tuần này, bạn hãy thử một lần thực hiện để cho cả gia đình thưởng thức nhé.
Chuẩn bị (cho 4 người ăn):
- 2 củ hành tây đã bóc vỏ
- 75g bột
- 2 thìa bột bắp
- 1/2 thìa bột nở
- Bột paprika (ớt màu)
- 120 ml sữa
- 1 lít dầu ăn
- 1 quả trứng gà, chỉ lấy lòng đỏ
- Gia vị: muối, tiêu, đường
Các bước thực hiện:
- Đổ 1 lít dầu ăn vào xong và đun nóng.
- Thái hành tây thành những lát vòng tròn dày 1cm, tách từng lớp hành và đặt vào khay.
- Cho bột, bột bắp, bột nở, paprika, đường, muối, hạt tiêu vào một bát tô và trộn đều.
- Cho lòng đỏ trứng gà đã đánh tan vào khuấy với sữa. Sau đó, đổ hỗn hợp này vào trộn với hỗn hợp bột, tạo thành nước bột sền sệt.
- Khi dầu đã nóng, nhúng từng miếng hành vào bột rồi thả vào nồi dầu. Chiên vàng đều 2 mặt.
- Hành tây chiên chín, vớt ra và đặt lên đĩa đã lót giấy thấm dầu.

Mực chiên giòn

Món mực này làm khá đơn giản mà lại rất thơm, ngon, dễ ăn. Mời bạn tham khảo cách làm từ các đầu bếp Rosa.
Nguyên liệu: Mực ống: 200g, bột mì + bột năng + bột chiên giòn, trứng gà, dầu chiên, bột lion, xà lách, cà chua, tương ớt, củ cải trắng.
Cách làm:
- Lấy tô cho một chén bột chiên giòn + nửa chén bột năng + nửa chén bột mì + 2 trái trứng gà + nửa muỗng cà phê đường + 1 muỗng canh bột lion + 1,5 muỗng canh bột nêm + 1 muỗng cà phê bột ngọt + 3 muỗng canh dầu ăn trộn đều lên với nước quấy tan cho sệt lại.
- Mực mua về rửa sạch, xắt miếng (khoảng một cm) cho gừng đập dập + rượu rửa sạch.
- Sau khi rửa sạch, cho ít bột ngọt, tí tiêu, ít hạt nêm và bột năng vào trộn đều lên, cho vào chậu bột đã pha sẵn, đảo đều lên rồi cho vào chiên lần một.
- Khi gần ăn ta đem mực chiên lại lần 2.
Món này ăn kèm với tương ớt rất ngon.

Thịt bò trộn dưa leo

Món ăn có mùi thơm hấp dẫn, thịt bò đậm đà vị chua ngọt, dưa leo giòn, mát... Đây là gợi ý hay cho thực đơn gia đình bạn những ngày hè oi nóng này.
Nguyên liệu: Thịt bò loại thăn mềm: 200g, dưa leo: 2 quả, cà chua bi: 5 quả, hành tím: nửa củ, ớt tươi: 1 quả, mùi ta: 1 mớ, nước mắm: 1 thìa canh, nước cốt chanh: 1 thìa canh, tương ớt: nửa thìa canh, hạt nêm: nửa thìa canh, hạt tiêu: 1/4 thìa canh, đường: một thìa canh.
Cách làm:
- Bò rửa sạch, thái lát vừa, giần qua, ướp với hạt nêm và hạt tiêu.
- Nướng sơ qua, lưu ý chỉ nướng chín vừa.
- Hành tây thái mỏng ngâm dấm, đường.
- Dưa leo bỏ ruột, thái chéo trộn đều với thịt bò và hành tây, cà chua bi.
- Cho thêm rau mùi ta thái nhỏ, nước mắm, nước cốt chanh, tương ớt và một chút đường. Lưu ý trộn nhẹ tay và đều.
- Cảm quan: Thịt bò khi ăn có vị chua ngọt, dưa leo giòn, thơm, ngấm vị, hành tây không bị hăng.

Bò hầm pa-tê gan gà

Nhấp vào đây để phóng to hình ảnh này

Rắc rau mùi thái khúc và ít tiêu.

Nguyên liệu:
- 300g phi-lê bò.
- 50g pa-tê gan gà.
- 200g hành tây tím.
- 100g hành tím.
- 10g tỏi băm.
- 50g bột năng.
- 200ml nước dừa tươi.
- 2 nhánh rau mùi.
- Gia vị: muối, tiêu, đường, hạt nêm.
Thực hiện:
- Dùng khăn ướt lau sạch phi-lê bò, thái khối vuông 2x2cm, ướp 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê đường, 1/3 thìa cà phê tiêu, 5g tỏi băm.
- Hành tây thái múi cam. Hành tím nướng hơi vàng, bỏ vỏ, thái đôi.
- Đun nóng 1 thìa súp dầu ăn, cho tỏi băm vào phi vàng, cho bò vào xào săn, thêm 200ml nước dừa, hầm đến khi mềm, thêm hành tím, hành tây. Cho pa-tê gan gà đã hòa tan với 100ml nước vào, nêm 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê muối. Thêm bột năng đã hòa tan nước lạnh để nước có độ sệt. Nấu 2 phút, tắt bếp.

Sườn non hầm bắp Mỹ

Nhấp vào đây để phóng to hình ảnh này
Sườn non hầm bắp Mỹ
Múc ra tô, dọn nóng trong bữa cơm.

Nguyên liệu:
- 300g sườn non
- 1 quả bắp (ngô) Mỹ
- 1 củ cà rốt
- 1 thìa cà phê hạt nêm Aji-ngon
- 1 thìa cà phê bột ngọt
- 1/2 thìa cà phê muối
- 1/2 thìa cà phê đường
- 1/2 thìa cà phê tiêu
- 1 thìa cà phê nước mắm
Thực hiện:
- Sườn chặt miếng, ướp hạt nêm Aji-ngon, bột ngọt , muối, đường, tỏi băm
- Bắp Mỹ lột vỏ, gỡ sạch râu bắp, chặt khúc khoảng 3cm. Cà rốt tỉa hoa, xắt khoanh mỏng
- Cho sườn non vào nồi với 2 lít nước, nêm muối, đường, cho bắp Mỹ vào hầm chung, vớt bọt để lửa nhỏ. Hầm khoảng 30 phút để sườn non và bắp mềm nhừ. Cho cà rốt vào nấu thêm 10 phút nữa, nêm hạt nêm Aji-ngon
- Khi cà rốt chín mềm, nêm chút nước mắm cho vừa ăn, thêm hành lá xắt khúc vào trộn đều, nhắc xuống

Mẹo tận dụng lợi ích của tỏi khi nấu ăn

Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng cách bóc, băm, nghiền tỏi trước khi đem nấu sẽ phát huy được tính năng của tỏi trong việc tăng cường sức khoẻ cho cơ thể con người.

Ảnh:tinsuckhoe.com
Một hợp chất có thành phần cơ bản là lưu huỳnh có tên là Alliin và một loại enzim có tên Alliinase được tách biệt trong cấu trúc tế bào của tỏi khi nó chưa được chế biến. Việc băm, thái tỏi làm cắt đứt các tế bào, giải phóng các nhân tố này, cho phép chúng kết hợp lại với nhau và tạo nên một hợp chất mới gọi là Alliicin. Hợp chất mới này không chỉ làm tỏi tăng thành phần có lợi cho sức khoẻ con người mà còn tạo nên hương vị kích thích vị giác của chúng ta khi nấu ăn.
Tỏi càng được băm nhỏ thì các Alliicin được tạo ra càng nhiều. Ép hoặc nghiền tỏi thành một hỗn hợp thật mịn sẽ làm cho tỏi có được hương vị ngon nhất và lượng Alliicin nhiều nhất. Mùi vị và hương vị của tỏi càng mạnh, các chất dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ trong tỏi càng nhiều và phát huy tối đa. Vì vậy nếu lần sau bạn định băm, nghiền tỏi để chế biến món ăn, bạn hãy hiểu rõ giá trị hương thơm của tỏi, mùi hương tỏi càng mạnh thì càng tốt cho sức khoẻ.
Bởi vì quá trình tạo Alliicin mất một khoảng thời gian nên bạn hãy băm, nghiền tỏi và để riêng trước khi đem nấu các món ăn từ 5 đến 10 phút. Điều này đảm bảo cho Alliicin được tổng hợp tối đa. Một khi hợp chất này được hình thành, chúng sẽ rất bền vững và chịu được nhiệt độ thấp trong khoảng thời gian 15 phút.
MonngonHanoi.com (Nguồn: http://www.whfoods.com)

Cách rút xương gà

Gà là thực phẩm phổ biến trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách rút xương gà trong quá trình chế biến món ăn. Dưới đây là một số cách đơn giản để rút xương gà:

Ảnh:bietthe.com
01. Chuẩn bị
Muốn rút xương, các bạn cần tìm một con dao nhỏ có mũi nhọn, sắc bén để giúp dễ dàng trong việc lóc xương ra khỏi lớp thịt, cũng như khi cắt bỏ các sợi gân, các khớp sụn,... Ngoài ra, các bạn cũng nên có một cây kéo sắc để giúp cắt bớt các mảnh xương khi cần thiết.
02. Cách làm
Cách 1:
Đơn giản nhất là rạch bụng hay rạch sống lưng gà, rồi từ đó lần mũi dao lóc xương ở các phần còn lại. Lóc đến đâu, cắt bỏ các mảnh xương đến đó. Nhưng làm cách này khi lóc xương xong thì phải dùng chỉ may con gà trở lại hình dạng cũ trước khi nhồi nhân.
Cách 2:
Muốn đẹp thì rút xương từ bụng gà (phần người ta mổ để moi ruột gan gà đó). Bắt đầu mình lọc bỏ hết phần mỡ gà, rồi lật con gà nằm úp bụng xuống thớt. Rờ tay tìm phần xương gần với miếng sụn ở cuối xương ức (breast) gà. Nhấn mũi dao cắt phần xương đó làm hai. Luồn dao từ từ lóc xương ức ra khỏi thịt. Cứ đưa dao lóc từ từ cho đến gần phần xương sống lưng thì phải cẩn thận kẻo rách da vì phần chỗ đó rất ít thịt. Nên dùng phần sống dao để tách rời thịt khỏi xương ở phần sống lưng. Cứ đi giáp vòng cho đến khi lóc xong phần xương ức. Rút xương ức xong, bắt đầu luồn dao tách gân, thịt ra khỏi xương đùi và xương ống chân gà. Rút xong đùi thì chuyển qua rút xương cánh gà và xương đầu cánh.
Sau khi đã rút xương xong thì lộn ngược con gà lại để chà xát gia vị vào thịt cho thấm đều. Rồi lộn ngược phần da ra ngoài trở lại để nhồi nhân. Nhồi nhân vào cánh và đùi trước, sau đó mới nhồi nhân vào mình gà. Nhớ nhồi vừa phải thôi, vì khi nấu nhân còn nở to ra. Nhồi chặt quá gà sẽ bị nứt da khi nướng chín.
Theo Vietlove

Xây dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm hàng ngày

Lê Thi - GS, Trung tâm nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ

 
Nói đến hạnh phúc gia đình chúng ta thường mô tả bằng những từ thật đẹp đẽ và được thể hiện qua những giá trị đạo đức rất đáng trân trọng như tình yêu, lòng chung thuỷ, tình nghĩa vợ chồng, lòng yêu thương, hy sinh cho con cái, sự quý trọng, hiếu đễ của con cháu với cha mẹ, ông bà... Điều đó là đúng, nhưng đồng thời hạnh phúc gia đình cũng được thể hiện qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong đời thường, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi của gia đình. Vì vậy, chúng ta không thể xem nhẹ ý nghĩa của bữa cơm hàng ngày đối với việc xây dựng hạnh phúc gia đình.

Ông cha ta thường nói bữa cơm gia đình đơn sơ, đạm bạc nhưng cơm dẻo canh ngọt, mùa hè có bát canh rau cải ngọt ăn với vài miếng đậu phụ sao mà ngon thế? Mùa đông thì cơm nóng canh sốt, tuy chẳng phải là cao hương mỹ vị nhưng thật phù hợp với yêu cầu của các thành viên. Vì Sao vậy? Bởi vì bữa cơm tuy không có nhiều món ăn cầu kỳ đắt tiền, nhưng thường người nấu ăn, trước hết là người vợ, người mẹ luôn quan tâm đến sở thích của chồng con: con nhỏ thích ăn trứng rán, chồng thích vài miếng thịt luộc ăn với đĩa dưa chua, bát canh riêu cá nấu dấm chua. Mùa hè, cả nhà thích ăn đậu phụ với rau muống luộc, có bát canh đánh dấm chua, chấm với nước mắm chanh, ớt, tỏi... Thỉnh thoảng cả nhà mới có bữa ăn "cải thiện", giò chả cho trẻ con, hay nem rán, thịt quay cho người lớn... Như vậy bữa ăn gia đình trước hết là phù hợp với khẩu vị từng người, từng gia đình, tuy có chiếu cố đến số đông, nhưng không quên có thành viên không thích ăn món này, món kia, để chú ý cho họ có cái gì ăn phù hợp.

Ăn bữa cơm, mỗi người được thoả mãn nhu cầu vật chất của mình thấy vui vẻ, phấn chân, ăn ngon, ăn no, và rất thoải mái trong khi ăn, thích ăn gì thì gắp, tự do lựa chọn, không phải khách sáo. Đồng thời, qua bữa cơm lại giáo dục cho mỗi thành viên, đặc biệt là trẻ em, biết nhường nhịn, có miếng gì ngon cần chú ý để phần cho người khác, không dành lấy ăn hết. Đó là cách giáo dục cụ thể, thiết thực, đời thường, về ý thức san sẻ vui thú hay khổ đau giữa anh em trong gia đình rồi sau toả rộng ra ngoài xã hội, cộng đồng.

Bữa cơm là dịp cả gia đình đoàn tụ sau một ngày sống xa nhau, người lớn làm việc, trẻ em đi học. Hiện nay, có nhiều gia đình, buổi trưa cha mẹ ăn ở cơ quan, con lại ăn ở lớp học bán trú. Cả ngày chỉ đến buổi tối cả gia đình mới lại gặp nhau ở bữa ăn, chuyện trò hàn huyên, thông tin cho nhau về những sự kiện diễn ra trong ngày: con cái đi học điểm bài ra sao, bố mẹ ở cơ quan xí nghiệp có chuyện gì đáng lưu ý... Tất nhiên, lúc ăn nên nói để tránh quá ồn ào, nói bắn hạt cơm sang người bên cạnh... Nhưng rõ ràng bắt đầu bữa cơm là chuyện trò rộn rã và sau bữa cơm lại những câu chuyện dài hơn. Rồi sau đó con cái đi học bài, đi ngủ sớm, bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, tắm giặt, xem ti vi mỗi người một việc. Do vậy, nếu không có những phút tụ tập cả gia đình xung quanh mâm cơm thì họ chẳng còn lúc nào gặp đủ mặt nhau để hàn huyên. Cũng vì vậy đến bữa ăn, khi thiếu một thành viên nào, mọi người đều nhắc nhở, hỏi thăm lý do vì sao chưa về ăn cơm...

Bữa cơm ăn tại gia đình khác ăn ở khách sạn, hàng quán, nơi đó sang trọng hơn, đẹp đẽ hơn, nhưng tại gia đình trong khung cảnh sống quen thuộc, gần gũi, với cách nấu ăn, món ăn quen thuộc lại tạo nên sự ấm cúng đặc biệt.

Hạnh phúc gia đình được xây dựng đơn gián như vậy đó! Nhưng để có được hạnh phúc đơn giản ấy, thì người chủ gia đình, đặc biệt người phụ nữ, cần chăm lo cho bữa ăn có ý nghĩa thật sự. Những món ăn không phải cầu kỳ, nhưng cách chọn, cách nấu cần phù hợp với sở thích các thành viên, vừa với túi tiền gia đình, vừa sạch sẽ, ngon lành (nghệ thuật nấu ăn rất có ý nghĩa ở đây, kể cả có chút tài khéo léo bày biện trông đẹp mắt, ngon miệng, không quá xô bồ, thô kệch), biết đổi món ăn cho phù hợp với thời tiết nóng, lạnh. Không chỉ chú ý đến sở thích của các thành viên mà quan tâm lưu ý đến sức khoẻ từng người, gặp lúc ốm đau, mệt mỏi, đau bụng, tiêu hoá không tốt... để mỗi thành viên ngồi vào mâm cơm thấy có thể ăn một chút gì đó dù ốm đau (cháo, mì cho người ốm...) khiến họ rất cảm kích trước sự chăm nom, săn sóc của gia đình, đặc biệt của người vợ, người mẹ.

Tổ chức tốt bữa ăn thường ngày trong gia đình không chỉ là cung cấp năng lượng vật chất cần thiết cho sự sinh tồn của các thành viên, bồi dưỡng sức khoẻ cho họ mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần tâm lý, tình cảm sâu sắc. Đó là sự quan tâm đến tâm trạng vui buồn của mỗi cá nhân, là vun đắp những mối quan hệ tình cảm ấm áp giữa các thành viên. Đó cũng chính là hạnh phúc gia đình đơn sơ, mộc mạc những lại đáng quý biết bao!


Theo Tạp chí Tâm lý học

Rạm rang lá lốt

Đang là mùa rạm, con rạm giống con cua nhưng có mùi vị khác biệt hơn và đặc biệt là vỏ rạm rất mềm. Nếu rang cùng lá lốt sẽ tạo nên 1 món ăn có vị bùi, ngậy và hương vị thật tuyệt vời.
Nguyên liệu:

Con rạm: 2 đến 3 lạng
Lá lốt
Muối, đường, ớt
 


Cách làm:
Rạm rửa sạch, tách mai và yếm, cắt bớt chân, chú ý giữ nguyên lớp gạch béo trên lưng rạm.
Ướp với 1 chút muối, cho dầu ăn vào đảo đều.

Đun thêm khoảng 10 phút cho rạm chín rồi cho 1 chút đường cho dịu và 1 chút tương ớt. 
Trước khi tắt bếp cho lá lốt đã thái nhỏ vào đảo đều.
Món rạm rang lá lốt ăn cùng với rau muống luộc và vài quả cà muối là 1 thực đơn tuyệt vời cho những ngày hè nóng nực đấy.
Theo Afamily

Xôi gà xé

Nguyên liệu:
 
1kg nếp Bắc
Vài lá dứa
200g nấm đông cô
200g củ năng
600g thịt ức gà
1/2 muỗng canh nước tương
Một muỗng cà phê bột nêm, tiêu, củ hành tím, tỏi, 1/2 chén nước mắm,  ngũ vị hương, gừng.
Thực hiện:
Ngâm nếp ít nhất bốn giờ. Nấm đông cô xắt sợi, củ năng bào mỏng, hành tỏi băm nhuyễn.
Ướp ức gà với nước mắm, nước tương, đường, bột nêm, tiêu, hành, tỏi băm, ngũ vị hương. Để 20 phút cho thịt thấm.
Cho thịt vào nồi, thêm một chén nước lọc và củ gừng đập dập vào, nấu đến khi thịt chín.
Đợi thịt nguội, xé nhỏ. Chuẩn bị một chén nước rô ti để hấp xôi.
Xào nhân cho xôi:
Cho một muỗng canh dầu ăn vào chảo, cho nấm đông cô, củ năng vào xào chín. Tiếp tục cho thịt gà xé vào, xào đến khi thịt gà thật khô. Trong quá trình xào, không nêm thêm gia vị.
Hấp xôi:
Đổ nước vào xửng hấp, cho lá dứa vào và đun lên. Khi nước trong xửng hấp đã sôi, cho nếp đã ngâm vào xửng hấp, đổ nhân gà xé lên và trộn đều, đậy nắp xửng lại.
Khoảng năm phút trộn xôi một lần, vừa trộn vừa tưới nước rô ti vào cho hạt nếp thơm ngon và gia vị hòa lẫn vào xôi.
Cho xôi ra đĩa, rắc thêm hành phi. Dùng nóng với nước tương ớt.
 
 
 
Theo Phụ nữ