Y học lâu đời phương Đông khẳng định: nhân sâm giúp hồi phục năng lượng, cải thiện trí nhớ, trấn tĩnh tinh thần… Chứng minh của y học hiện đại còn bổ sung các tác dụng như tăng cường miễn dịch, làm chậm lão hóa, phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư….
Tuy nhiên, trong muôn vàn cái tên: hồng sâm, bạch sâm, sâm thái cực, sâm Hàn Quốc, sâm Trung Quốc, sâm Việt Nam, sâm Nhật Bản và sâm Mỹ …, loại nào thực sự tốt cho sức khỏe?
Cách chế biến tốt nhất?
Cách gọi hồng sâm, bạch sâm, sâm thái cực là căn cứ vào cách chế biến. Cụ thể, hồng sâm là nhân sâm tươi (có độ tuổi trong khoảng 4-6 năm) có chất lượng tốt nhất, trọng lượng đạt chuẩn, được hấp bằng hơi nước ở nhiệt độ trên 120oC rồi phơi khô. Do không bỏ vỏ và trong quá trình hấp chín, tinh bột được tối ưu hóa, không chỉ giữ được hết mà còn làm tăng số lượng của các tinh chất có trong nhân sâm.
Bạch sâm là loại nhân sâm tươi không đủ tiêu chuẩn để chế biến thành hồng sâm. Loại sâm này sẽ được cắt bỏ rễ phụ, bỏ vỏ rồi phơi chỗ râm mát cho khô hoặc tẩm đường vài ngày rồi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ không quá 60oC. Hàm lượng nước thấp dưới 14%, sản phẩm còn giữ lại hình dạng nguyên thủy.
Thái cực sâm là nhân sâm ngâm trong nước có nhiệt độ 80-90oC trong 10-20 phút rồi sấy khô.
Như vậy, căn cứ vào cách chế biến thì hồng sâm là loại có chất lượng tốt nhất, giữ và phát huy được mọi tinh chất có trong hồng sâm.
Khu vực trồng sâm chất lượng nhất?
Nơi trồng nhân sâm có chất lượng tốt phải là vùng có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp. Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cũng phải rất nghiêm ngặt.
Nhân sâm được trồng nhiều nhất ở Triều Tiên, Bắc Trung Quốc, Hồng Công, Bắc Mỹ… trong đó, sâm Cao Ly (Hàn Quốc) được xem là 1 sản vật nổi tiếng thế giới.
Có được sự nổi tiếng này là bởi chủng loại khác hẳn các loại nhân sâm khác, được sống trong điều kiện địa lý tốt. Sâm Cao Ly chủ yếu trồng ở vùng đất có vĩ độ 36-38 độ, có thời kỳ sinh trưởng lâu hơn so với các loại nhân sâm khác khoảng 120-130 ngày (là 180 ngày), làm cho nhân sâm phát triển đầy đủ, vì thế các tổ chức bên trong nhân sâm rắn chắc, đồng đều, luôn có mùi thơm đặc trưng.
Thương hiệu đáng tin cậy?
Với điều kiện trồng tối ưu, cách chế biến hoàn hảo, hồng sâm Hàn Quốc xứng đáng đứng ở vị trí đầu bảng trong các loại sâm.
Tuy nhiên, hồng sâm Hàn Quốc cũng rất phong phú về nguồn gốc. Trong quá khứ, vì tính phổ biến rộng rãi của nhân sâm Hàn Quốc nên nhân sâm được tư nhân sản xuất và hàng giả tràn ngập thị trường. Để phân biệt loại nhân sâm được sản xuất dưới sự kiểm soát của nhà nước với các loại nhân sâm khác, Văn phòng độc quyền của chính phủ Chosun bắt đầu trưng bày nhãn hiệu Cheong-Kwan-Jang (viết tắt là CKJ, có nghĩa là sản phẩm hàng thật, đáng tin cậy được sản xuất trong một nhà máy do nhà nước quản lý riêng) trên hộp đóng gói của sản phẩm củ/rễ hồng sâm để xuất khẩu đầu thập niên 1940.
Phân biệt sâm thật giả Trên thị trường hiện nay, nhân sâm thường được làm giả từ đậu đũa dại, sâm đất, thương lục (nhân gian gọi là “sâm voi”), niễn rừng và hoa sơn sâm, trong đó sâm đất và thương lục hay được dùng nhiều nhất vì có hình dạng giống rễ sâm.Để xác định được sâm tốt hay không cần đến rất nhiều kiểm nghiệm khoa học. Tuy nhiên, ở cấp độ phổ thông chúng ta có thể dùng cảm quan để nhận biết chất lượng nhân sâm như sau: nhân sâm thường có hình người, màu óng như mật ong hay màu hổ phách, sâm càng già màu càng đẹp. Củ sâm cứng, mùi thơm, nhai có vị ngọt đắng. Trên đầu các củ sâm thường có những gặp nhỏ thể hiện năm tuổi. Mỗi năm tuổi của sâm được thể hiện bằng 1 gạch. Ngoài ra, cách tốt nhất là nên tìm mua tại các Cửa hàng thương hiệu chính hãng để khỏi phải "tiền mất tật mang". |
Hà Phương
No comments:
Post a Comment
để lại nhận xét của bạn để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
=))