Xung quanh vụ kiện khá ồn ào của ca sĩ Hồ Ngọc Hà với một tờ báo, phóng viên đã phỏng vấn một số chuyên gia, luật sư để tìm hiểu những quy định của pháp luật về “bí mật đời tư” cũng như các tiền lệ, án lệ vi phạm “bí mật đời tư” ở Việt Nam và trên thế giới.
Bí mật đời tư - không có khái niệm được coi là tuyệt đối
LS Trương Anh Tú - Trưởng VPLS Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, hiện đang có rất nhiều tranh cãi về “bí mật đời tư” song không có khái niệm nào được coi là tuyệt đối.
Do luật pháp có những quy định bảo vệ bí mật đời tư nhưng lại không cụ thể khái niệm bí mật đời tư là gì. Điều này dẫn đến việc xác định liệu một người có xâm phạm bí mật đời tư của người khác hay không thực sự khá khó khăn. Ở Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có án lệ cũng như tiền lệ nào quy định về vấn đề này.
Thông thường, “bí mật đời tư” được hiểu là bí mật về của sống riêng tư (bao gồm cuộc sống vật chất, tinh thần…) của mỗi cá nhân. Và cuộc sống đó là “bí mật” khi cá nhân đó không muốn tiết lộ, không muốn người khác biết.
Như vậy, suy đến cùng, bí mật đời tư là những gì liên quan đến cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân mà họ muốn giấu kín, không tiết lộ cho ai biết. Một khi đó là bí mật thì bất cứ một ai đó cố tình thông tin dưới mục đích nào đều là xâm phạm bí mật đời tư.
Tuy nhiên, có những cái đúng là cuộc sống riêng tư nhưng không được coi là bí mật đời tư, vì bản thân cá nhân đó không muốn giấu diếm, tự họ muốn nhiều người biết. Xong dù là “bí mật đời tư” hay “đời tư” thì việc thông tin chúng đều cần có sự chấp thuận của chính cá nhân đó.
Như vậy, rõ ràng “đời tư” là của mỗi cá nhân, họ có quyền giữ bí mật, bảo vệ cuộc sống riêng của mình và quyền đó được gọi là “quyền bí mật đời tư” được pháp luật bảo vệ và tôn trọng.
Trên thế giới, việc kiện tụng của các ngôi sao quốc tế đối với báo chí khi đưa những thông tin về đời tư không đúng sự thật cũng thường xuyên xảy ra. Trong phần lớn các trường hợp, phản ứng từ các ngôi sao và người đại diện của mình thường rất cương quyết.
Phần lớn những vụ kiện về việc vi phạm đời tư của người nổi tiếng như trên đều được luật sư của các bên dàn xếp hòa giải và đền bù thiệt hại nếu việc vi phạm hoặc đưa tin không đúng sự thật được chứng minh là có thật. Khoản đền bù mà các báo và tạp chí phải bỏ ra cho những vụ việc như thế này có thể lên tới hàng triệu đô la. Tuy nhiên, do lợi nhuận thu được từ việc đăng những tin như vậy rất lớn nên các báo và tạp chí chuyên về người nổi tiếng vẫn liên tiếp tái phạm lỗi này.
Vi phạm bí mật đời tư - bị xử lý thế nào?
Còn theo Tiến sĩ, Luật gia Đỗ Đức Hồng Hà – Ban Thư kí Bộ Tư pháp, khi báo chí đăng tải thông tin xác định rõ là có sự vi phạm bí mật đời tư của một người, cụ thể là một ca sĩ thì sẽ phải chịu trách nhiệm kỉ luật, xử lý hành chính, dân sự hay hình sự tùy theo mức độ ảnh hưởng.
Về trách nhiệm dân sự, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố: phải có thiệt hại xảy ra (thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần); phải có hành vi trái pháp luật; phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật; phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.
Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, Tòa án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.
Về trách nhiệm hình sự, với những thông tin trong bài báo được xác định rõ là xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, tác giả bài báo có thể bị xem xét xử lý hình sự theo Điều 121 Bộ luật Hình sự, tội làm nhục người khác.
Trường hợp bài báo xuyên tạc sự thật, người viết bịa đặt với mục đích xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì có thể bị xem xét xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 122 BLHS, tội vu khống.
Bí mật đời tư - không có khái niệm được coi là tuyệt đối
LS Trương Anh Tú - Trưởng VPLS Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, hiện đang có rất nhiều tranh cãi về “bí mật đời tư” song không có khái niệm nào được coi là tuyệt đối.
Do luật pháp có những quy định bảo vệ bí mật đời tư nhưng lại không cụ thể khái niệm bí mật đời tư là gì. Điều này dẫn đến việc xác định liệu một người có xâm phạm bí mật đời tư của người khác hay không thực sự khá khó khăn. Ở Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có án lệ cũng như tiền lệ nào quy định về vấn đề này.
LS Trương Anh Tú |
Thông thường, “bí mật đời tư” được hiểu là bí mật về của sống riêng tư (bao gồm cuộc sống vật chất, tinh thần…) của mỗi cá nhân. Và cuộc sống đó là “bí mật” khi cá nhân đó không muốn tiết lộ, không muốn người khác biết.
Như vậy, suy đến cùng, bí mật đời tư là những gì liên quan đến cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân mà họ muốn giấu kín, không tiết lộ cho ai biết. Một khi đó là bí mật thì bất cứ một ai đó cố tình thông tin dưới mục đích nào đều là xâm phạm bí mật đời tư.
Tuy nhiên, có những cái đúng là cuộc sống riêng tư nhưng không được coi là bí mật đời tư, vì bản thân cá nhân đó không muốn giấu diếm, tự họ muốn nhiều người biết. Xong dù là “bí mật đời tư” hay “đời tư” thì việc thông tin chúng đều cần có sự chấp thuận của chính cá nhân đó.
Như vậy, rõ ràng “đời tư” là của mỗi cá nhân, họ có quyền giữ bí mật, bảo vệ cuộc sống riêng của mình và quyền đó được gọi là “quyền bí mật đời tư” được pháp luật bảo vệ và tôn trọng.
Trên thế giới, việc kiện tụng của các ngôi sao quốc tế đối với báo chí khi đưa những thông tin về đời tư không đúng sự thật cũng thường xuyên xảy ra. Trong phần lớn các trường hợp, phản ứng từ các ngôi sao và người đại diện của mình thường rất cương quyết.
Phần lớn những vụ kiện về việc vi phạm đời tư của người nổi tiếng như trên đều được luật sư của các bên dàn xếp hòa giải và đền bù thiệt hại nếu việc vi phạm hoặc đưa tin không đúng sự thật được chứng minh là có thật. Khoản đền bù mà các báo và tạp chí phải bỏ ra cho những vụ việc như thế này có thể lên tới hàng triệu đô la. Tuy nhiên, do lợi nhuận thu được từ việc đăng những tin như vậy rất lớn nên các báo và tạp chí chuyên về người nổi tiếng vẫn liên tiếp tái phạm lỗi này.
Vi phạm bí mật đời tư - bị xử lý thế nào?
Còn theo Tiến sĩ, Luật gia Đỗ Đức Hồng Hà – Ban Thư kí Bộ Tư pháp, khi báo chí đăng tải thông tin xác định rõ là có sự vi phạm bí mật đời tư của một người, cụ thể là một ca sĩ thì sẽ phải chịu trách nhiệm kỉ luật, xử lý hành chính, dân sự hay hình sự tùy theo mức độ ảnh hưởng.
Hồ Ngọc Hà |
Về trách nhiệm dân sự, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố: phải có thiệt hại xảy ra (thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần); phải có hành vi trái pháp luật; phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật; phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.
Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, Tòa án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.
Về trách nhiệm hình sự, với những thông tin trong bài báo được xác định rõ là xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, tác giả bài báo có thể bị xem xét xử lý hình sự theo Điều 121 Bộ luật Hình sự, tội làm nhục người khác.
Trường hợp bài báo xuyên tạc sự thật, người viết bịa đặt với mục đích xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì có thể bị xem xét xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 122 BLHS, tội vu khống.
Vụ việc được nhiều người quan tâm tại Hong Kong về việc đăng tin vi phạm đời tư của người nổi tiếng là vụ việc cựu Tổng biên tập tờ East Week Mông Hán Minh bị kết án 5 tháng tù vì việc ông này đã cho đăng những tấm ảnh khỏa thân của ngôi sao điện ảnh Lưu Gia Linh bị cưỡng ép chụp khi cô bị bắt cóc cách đây 7 năm. Vụ việc này đã dấy lên làn sóng phản đối dữ dội của những người hoạt động trong ngành giải trí tại Hong Kong cũng như dư luận xã hội. Bản án phúc thẩm mà ông Mông Hán Minh phải nhận là 6 tháng án treo nhưng phía bị thiệt hại cho rằng bản án này là quá nhẹ so với hành vi của ông Mông. Bản án phúc thẩm của Tòa án Hong Kong đã tuyên phạt ông Mông Hán Minh 5 tháng tù và yêu cầu ông thực hiện hình phạt ngay sau khi tuyên án. |
Theo Hồng Anh
bee.net.vn
No comments:
Post a Comment
để lại nhận xét của bạn để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
=))