Lọt vào đề cử ở 3/4 hạng mục tại giải Cống hiến (Ca sỹ của năm, Album của năm, Chương trình của năm), Tùng Dương trở thành người thứ 2 (sau Đức Tuấn) có được vinh dự này.
Tùng Dương đời thường
- Chào Tùng Dương! Chúc mừng bạn lọt vào đề cử 3 hạng mục tại giải Cống hiến, bạn có suy nghĩ gì về điều này, ngoài sự vui mừng như lẽ thường?
Tôi thực sự rất hạnh phúc bởi cuối cùng thì những nỗ lực của tôi trong âm nhạc đã được báo giới công nhận. Có thể tôi không sôi động bề nổi như các ca sỹ khác, nhưng những gì tôi làm đã được giới chuyên môn đánh giá cao và được ghi nhận, chắc chắn nó có những đóng góp cho nhạc Việt. Có mặt tận 3 đề cử chính là sự ghi nhận những đóng góp đó của tôi.
- Bạn có suy nghĩ gì khi năm nay, đề cử Cống hiến xuất hiện nhiều gương mặt trẻ?
Tôi nghĩ ngoài những tên tuổi gạo cội như Y Moan, Thanh Lam thì các giọng ca trẻ có mặt trong giải Cống hiến như là cơn gió mát lành. Điều đó cũng phản ánh đúng thị trường âm nhạc năm qua. Tôi nghĩ “Cống hiến” không có nghĩa là “sống lâu lên lão làng” hoặc xuất hiện dày đặc, chạy sô kín mít, liệt kê các hoạt động theo số lượng… mà đó là nhữngsáng tạo trong nghệ thuật như làm mới những giá trị đã cũ, những thử nghiệm, tìm tòi sự mới mẻ, đương đại trong âm nhạc...
- Tuy nhiên, ngay cả giới nghệ sỹ cũng có những ý kiến trái chiều, thậm chí gay gắt về các đề cử, đặc biệt là giọng ca trẻ Uyên Linh. Bạn nghĩ sao?
Tôi nghĩ mọi người nhìn nhận quá khắt khe và nặng nề đối với Uyên Linh, xuất phát từ việc có nhiều nghệ sỹ lâu năm đi hát mà chưa bao giờ lọt vào đề cử Cống hiến, trong khi Uyên Linh là “lính mới tò te”. Tuy nhiên, theo tôi thì cuộc sống là như vậy, sẽ có những điều đi ngược lại những lý thuyết thông thường, nhưng cũng không có gì là bất thường cả.
Nếu nhìn tổng quát cả năm 2010 thì đúng là Vietnam Idol và Uyên Linh là những nhân tố làm sôi động thị trường âm nhạc và có tác động tích cực đến công chúng. Vì thế tôi thấy Uyên Linh có mặt trong đề cử là phù hợp tiêu chí giải, cũng là sự phản ánh hoàn toàn đúng với tình hình âm nhạc trong năm qua.
- Ngoài sự xuất hiện của Uyên Linh, đề cử năm nay còn có Tấn Minh và Thái Thùy Linh - những gương mặt không quá “đình đám” như lẽ thường, bạn có suy nghĩ gì về điều này?
Tôi hoàn toàn không bất ngờ về Tấn Minh bởi anh hoàn toàn xứng đáng được tôn vinh vì những cống hiến của anh cho âm nhạc, không chỉ năm 2010 mà từ nhiều năm trước. Tấn Minh là người rất tâm huyết, nghiêm túc với nghề và có phong cách làm việc chuyên nghiệp. Anh lại đang ở độ “chín” nhất của nghề, cả kỹ thuật thanh nhạc và sự trải nghiệm. Tôi rất thích album Những tình khúc Phú Quang của anh và thấy đó là một trong những album hay nhất về Hà Nội. Những đóng góp thầm lặng của Tấn Minh thực sự là những cống hiến cho âm nhạc của một người nghệ sỹ chân chính đáng được tôn vinh và trân trọng.
- Lọt vào tới 3 đề cử, tôi nghĩ bạn được các nhà báo quá ưu ái?
Tôi thì nghĩ ngược lại. Tôi tin vào mắt nhìn, tai nghe của các nhà báo, họ đều là những người nghe có gu và có tính định hướng cho công chúng. Có thể sự thẩm định của họ không chính xác 100% như các nhạc sỹ "cây đa cây đề" trong làng nhạc khi ngồi vào ban giám khảo, nhưng tôi theo dõi thì các năm trước các đề cử cũng rất chính xác và hợp lý. Họ không ưu ái tôi đâu, vì nghệ thuật ko có chỗ cho sự ưu ái, mà nhất là giải Cống hiến tôn vinh những giá trị nghệ thuật đích thực.
Tôi thực sự rất hạnh phúc bởi cuối cùng thì những nỗ lực của tôi trong âm nhạc đã được báo giới công nhận. Có thể tôi không sôi động bề nổi như các ca sỹ khác, nhưng những gì tôi làm đã được giới chuyên môn đánh giá cao và được ghi nhận, chắc chắn nó có những đóng góp cho nhạc Việt. Có mặt tận 3 đề cử chính là sự ghi nhận những đóng góp đó của tôi.
- Bạn có suy nghĩ gì khi năm nay, đề cử Cống hiến xuất hiện nhiều gương mặt trẻ?
Tôi nghĩ ngoài những tên tuổi gạo cội như Y Moan, Thanh Lam thì các giọng ca trẻ có mặt trong giải Cống hiến như là cơn gió mát lành. Điều đó cũng phản ánh đúng thị trường âm nhạc năm qua. Tôi nghĩ “Cống hiến” không có nghĩa là “sống lâu lên lão làng” hoặc xuất hiện dày đặc, chạy sô kín mít, liệt kê các hoạt động theo số lượng… mà đó là nhữngsáng tạo trong nghệ thuật như làm mới những giá trị đã cũ, những thử nghiệm, tìm tòi sự mới mẻ, đương đại trong âm nhạc...
- Tuy nhiên, ngay cả giới nghệ sỹ cũng có những ý kiến trái chiều, thậm chí gay gắt về các đề cử, đặc biệt là giọng ca trẻ Uyên Linh. Bạn nghĩ sao?
Tôi nghĩ mọi người nhìn nhận quá khắt khe và nặng nề đối với Uyên Linh, xuất phát từ việc có nhiều nghệ sỹ lâu năm đi hát mà chưa bao giờ lọt vào đề cử Cống hiến, trong khi Uyên Linh là “lính mới tò te”. Tuy nhiên, theo tôi thì cuộc sống là như vậy, sẽ có những điều đi ngược lại những lý thuyết thông thường, nhưng cũng không có gì là bất thường cả.
Nếu nhìn tổng quát cả năm 2010 thì đúng là Vietnam Idol và Uyên Linh là những nhân tố làm sôi động thị trường âm nhạc và có tác động tích cực đến công chúng. Vì thế tôi thấy Uyên Linh có mặt trong đề cử là phù hợp tiêu chí giải, cũng là sự phản ánh hoàn toàn đúng với tình hình âm nhạc trong năm qua.
- Ngoài sự xuất hiện của Uyên Linh, đề cử năm nay còn có Tấn Minh và Thái Thùy Linh - những gương mặt không quá “đình đám” như lẽ thường, bạn có suy nghĩ gì về điều này?
Tôi hoàn toàn không bất ngờ về Tấn Minh bởi anh hoàn toàn xứng đáng được tôn vinh vì những cống hiến của anh cho âm nhạc, không chỉ năm 2010 mà từ nhiều năm trước. Tấn Minh là người rất tâm huyết, nghiêm túc với nghề và có phong cách làm việc chuyên nghiệp. Anh lại đang ở độ “chín” nhất của nghề, cả kỹ thuật thanh nhạc và sự trải nghiệm. Tôi rất thích album Những tình khúc Phú Quang của anh và thấy đó là một trong những album hay nhất về Hà Nội. Những đóng góp thầm lặng của Tấn Minh thực sự là những cống hiến cho âm nhạc của một người nghệ sỹ chân chính đáng được tôn vinh và trân trọng.
- Lọt vào tới 3 đề cử, tôi nghĩ bạn được các nhà báo quá ưu ái?
Tôi thì nghĩ ngược lại. Tôi tin vào mắt nhìn, tai nghe của các nhà báo, họ đều là những người nghe có gu và có tính định hướng cho công chúng. Có thể sự thẩm định của họ không chính xác 100% như các nhạc sỹ "cây đa cây đề" trong làng nhạc khi ngồi vào ban giám khảo, nhưng tôi theo dõi thì các năm trước các đề cử cũng rất chính xác và hợp lý. Họ không ưu ái tôi đâu, vì nghệ thuật ko có chỗ cho sự ưu ái, mà nhất là giải Cống hiến tôn vinh những giá trị nghệ thuật đích thực.
Tạo hình Tùng Dương trong album Liti
- Khi thực hiện album Liti, bạn có dự đoán được sự đón nhận của công chúng và sự đánh giá của giới chuyên môn?
Thực ra, tôi rất hiểu khán giả của mình, vì tôi đã tìm hiểu họ từ 2 album trước. Tôi làm Liti là thực hiện ước mơ mà tôi từng ấp ủ là sẽ cộng tác với những cộng sự nước ngoài, không phải để “làm sang” mà muốn tạo ra không gian âm nhạc có tính hướng ngoại nhưng vẫn đậm chất Việt Nam, mà ở trong nước thì có thể sẽ không thể làm thấu đáo được. Tôi cực kỳ hài lòng với 2 ca khúc Con cò và Giăng tơ trong album này, vì nó phản ánh đúng bản chất con người tôi. Ngoài ra, nó là biểu hiện rõ nhất cho sự hòa nhập giữa văn hóa Việt và phương Tây. Hiện đại nhưng vẫn rất Việt Nam.
- Khi kết hợp với Lê Minh Sơn thì ra một Tùng Dương đậm chất dân gian đương đại, với Đỗ Bảo là sự “ma quái, liêu trai”, với Lưu Hà An lại thể hiện màu sắc phối hợp cổ điển với hiện đại, mà sự kết hợp nào cũng đem lại thành công, Dương có nghĩ mình rất …. có duyên?
Tôi nghĩ cái duyên chỉ là 1 phần, quan trọng hơn hết là âm nhạc, phong cách đã định hình nên ai phù hợp với tôi thì sẽ cộng tác. Họ phải có sự ăn ý và hiểu mình trong quá trình thực hiện. Đối với Lê Minh Sơn hay Đỗ Bảo thì tôi coi như những người anh thân thiết, ngoài âm nhạc còn học hỏi nhau nhiều điều trong cuộc sống. Đặc biệt, họ luôn tôn trọng sự sáng tạo của ca sỹ khi thể hiện tác phẩm của mình.
Với bản thân, tôi nghĩ mình có sự nhạy cảm về âm nhạc khá tốt. Ví dụ khi lần đầu nghe Con cò hay Đồng hồ treo tường, tôi có cảm giác như ca khúc đó viết ra để cho riêng tôi vậy. Và đúng là sau khi tôi hát những ca khúc đó thì ngay lập tức nó trở thành “hit” và có tác động sâu rộng đến nhiều khán giả, nhất là các bạn sinh viên. Tôi nghĩ mình may mắn có được sự nhạy cảm đó.
- Liti là album có thể nói là mang tính định hướng cho con đường của Tùng Dương sắp tới?
Tôi sẽ tiếp tục với phong cách đã thể hiện trong album Liti là độc lập và sáng tạo. Sắp tới, tôi sẽ cho ra mắt những sản phẩm gần gũi với số đông công chúng hơn để đa dạng mà không bị đóng khung, có thể sẽ song ca với Thanh Lam hoặc hát nhạc xưa. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những sản phẩm âm nhạc mang tính sáng tạo, đột phá… vì đó mới đúng là Dương nhất, đó chính là sự phản ánh chích xác nhất con người tôi.
- Có mặt tới 3 đề cử, nhưng nếu lỡ “tay trắng” thì sẽ thế nào nhỉ?
Tất nhiên sẽ có chút buồn, nhưng chắc chắn là sẽ không thất vọng. Chuyện đề cử nhiều vẫn “trắng tay” là điều bình thường ở các giải thưởng. Tôi nghĩ, được đề cử tận ¾ hạng mục đã là điều tuyệt vời rồi, bởi không phải ai cũng làm được điều đó. Nếu như “trắng tay”, tôi sẽ coi đó là động lực để vượt lên phía trước.
Con đường tôi đi là con đường “mở”, vì thế tôi sẽ không đóng khung mình trong từng sản phẩm hoặc là từng giải thưởng. Tôi nghĩ một nghệ sỹ đích thực sẽ không bao giờ coi mình lên “đỉnh”, bởi “đỉnh” của họ chính là những áp lực sau thành công mà họ đạt được, vì thế họ luôn lao về phía trước, luôn phải vượt qua thử thách.
Thực ra, tôi rất hiểu khán giả của mình, vì tôi đã tìm hiểu họ từ 2 album trước. Tôi làm Liti là thực hiện ước mơ mà tôi từng ấp ủ là sẽ cộng tác với những cộng sự nước ngoài, không phải để “làm sang” mà muốn tạo ra không gian âm nhạc có tính hướng ngoại nhưng vẫn đậm chất Việt Nam, mà ở trong nước thì có thể sẽ không thể làm thấu đáo được. Tôi cực kỳ hài lòng với 2 ca khúc Con cò và Giăng tơ trong album này, vì nó phản ánh đúng bản chất con người tôi. Ngoài ra, nó là biểu hiện rõ nhất cho sự hòa nhập giữa văn hóa Việt và phương Tây. Hiện đại nhưng vẫn rất Việt Nam.
- Khi kết hợp với Lê Minh Sơn thì ra một Tùng Dương đậm chất dân gian đương đại, với Đỗ Bảo là sự “ma quái, liêu trai”, với Lưu Hà An lại thể hiện màu sắc phối hợp cổ điển với hiện đại, mà sự kết hợp nào cũng đem lại thành công, Dương có nghĩ mình rất …. có duyên?
Tôi nghĩ cái duyên chỉ là 1 phần, quan trọng hơn hết là âm nhạc, phong cách đã định hình nên ai phù hợp với tôi thì sẽ cộng tác. Họ phải có sự ăn ý và hiểu mình trong quá trình thực hiện. Đối với Lê Minh Sơn hay Đỗ Bảo thì tôi coi như những người anh thân thiết, ngoài âm nhạc còn học hỏi nhau nhiều điều trong cuộc sống. Đặc biệt, họ luôn tôn trọng sự sáng tạo của ca sỹ khi thể hiện tác phẩm của mình.
Với bản thân, tôi nghĩ mình có sự nhạy cảm về âm nhạc khá tốt. Ví dụ khi lần đầu nghe Con cò hay Đồng hồ treo tường, tôi có cảm giác như ca khúc đó viết ra để cho riêng tôi vậy. Và đúng là sau khi tôi hát những ca khúc đó thì ngay lập tức nó trở thành “hit” và có tác động sâu rộng đến nhiều khán giả, nhất là các bạn sinh viên. Tôi nghĩ mình may mắn có được sự nhạy cảm đó.
- Liti là album có thể nói là mang tính định hướng cho con đường của Tùng Dương sắp tới?
Tôi sẽ tiếp tục với phong cách đã thể hiện trong album Liti là độc lập và sáng tạo. Sắp tới, tôi sẽ cho ra mắt những sản phẩm gần gũi với số đông công chúng hơn để đa dạng mà không bị đóng khung, có thể sẽ song ca với Thanh Lam hoặc hát nhạc xưa. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những sản phẩm âm nhạc mang tính sáng tạo, đột phá… vì đó mới đúng là Dương nhất, đó chính là sự phản ánh chích xác nhất con người tôi.
- Có mặt tới 3 đề cử, nhưng nếu lỡ “tay trắng” thì sẽ thế nào nhỉ?
Tất nhiên sẽ có chút buồn, nhưng chắc chắn là sẽ không thất vọng. Chuyện đề cử nhiều vẫn “trắng tay” là điều bình thường ở các giải thưởng. Tôi nghĩ, được đề cử tận ¾ hạng mục đã là điều tuyệt vời rồi, bởi không phải ai cũng làm được điều đó. Nếu như “trắng tay”, tôi sẽ coi đó là động lực để vượt lên phía trước.
Con đường tôi đi là con đường “mở”, vì thế tôi sẽ không đóng khung mình trong từng sản phẩm hoặc là từng giải thưởng. Tôi nghĩ một nghệ sỹ đích thực sẽ không bao giờ coi mình lên “đỉnh”, bởi “đỉnh” của họ chính là những áp lực sau thành công mà họ đạt được, vì thế họ luôn lao về phía trước, luôn phải vượt qua thử thách.
Sự phá cách và sáng tạo là những yếu tố nổi bật ở Tùng Dương
- Bạn có “nhắm” đến thị trường phía Nam chưa?
Vài năm trở lại đây, tôi nhận lời nhiều hơn đối với những sô diễn tại Sài Gòn. Tôi vừa đoạt giải Album vàng tại thị trường này, điều đó chứng minh cho việc, khán giả phía Nam đã tiếp nhận phong cách của tôi. Mới đây tôi có hát tại một phòng trà, khán giả rất thích tôi hát nhạc xưa nhưng sau đó họ lại yêu cầu tôi hát các bài “hit” của tôi như Quê nhà, Con cò, Mưa bay tháp cổ…. chứng tỏ khán giả họ nghe nhạc ngày càng có gu, đó là tín hiệu đáng mừng.
Tôi sẽ cố gắng dung hòa trong phong cách để vừa vẫn là mình, vừa gần gũi với thị hiếu khán giả hơn. 7 năm về trước là tôi giới thiệu mình ra công chúng, còn bây giờ thì tôi khác hơn, mở rộng biên độ khán giả hơn, đặc biệt là công chúng phía Nam.
- Nhưng nếu bạn “dung hòa” quá có thể sẽ mất đi cái “chất” đặc biệt tạo nên tên tuổi Tùng Dương?
Tôi nghĩ là mình đã xác định được phong cách của mình, xây dựng và gìn giữ nó. Tuy nhiên, việc “đá” sang các thể loại khác không có nghĩa là đánh mất mình. Nhiều khán giả thích tôi hát “nhạc xưa”, nhạc trữ tình, nhưng vẫn rất nhiều người thích tôi “ma quái”, gai góc… tôi nghĩ đó là sự “biến báo” phù hợp với nhiều đối tượng khán giả. Tôi vẫn có thể hát tốt những ca khúc mang âm hưởng dân gian như ả đào, ca trù nhưng vẫn rất hưng phấn khi hát jazz, pop, nhạc điện tử… đó là sự thích nghi của tôi với các thể loại âm nhạc. Điều này ngoài khả năng bẩm sinh, sự may mắn còn là sự nỗ lực và niềm đam mê của tôi với âm nhạc.
Cảm ơn Dương về cuộc trò chuyện, chúc bạn nhiều may mắn và thành công trong những dự án âm nhạc sắp tới!
Vài năm trở lại đây, tôi nhận lời nhiều hơn đối với những sô diễn tại Sài Gòn. Tôi vừa đoạt giải Album vàng tại thị trường này, điều đó chứng minh cho việc, khán giả phía Nam đã tiếp nhận phong cách của tôi. Mới đây tôi có hát tại một phòng trà, khán giả rất thích tôi hát nhạc xưa nhưng sau đó họ lại yêu cầu tôi hát các bài “hit” của tôi như Quê nhà, Con cò, Mưa bay tháp cổ…. chứng tỏ khán giả họ nghe nhạc ngày càng có gu, đó là tín hiệu đáng mừng.
Tôi sẽ cố gắng dung hòa trong phong cách để vừa vẫn là mình, vừa gần gũi với thị hiếu khán giả hơn. 7 năm về trước là tôi giới thiệu mình ra công chúng, còn bây giờ thì tôi khác hơn, mở rộng biên độ khán giả hơn, đặc biệt là công chúng phía Nam.
- Nhưng nếu bạn “dung hòa” quá có thể sẽ mất đi cái “chất” đặc biệt tạo nên tên tuổi Tùng Dương?
Tôi nghĩ là mình đã xác định được phong cách của mình, xây dựng và gìn giữ nó. Tuy nhiên, việc “đá” sang các thể loại khác không có nghĩa là đánh mất mình. Nhiều khán giả thích tôi hát “nhạc xưa”, nhạc trữ tình, nhưng vẫn rất nhiều người thích tôi “ma quái”, gai góc… tôi nghĩ đó là sự “biến báo” phù hợp với nhiều đối tượng khán giả. Tôi vẫn có thể hát tốt những ca khúc mang âm hưởng dân gian như ả đào, ca trù nhưng vẫn rất hưng phấn khi hát jazz, pop, nhạc điện tử… đó là sự thích nghi của tôi với các thể loại âm nhạc. Điều này ngoài khả năng bẩm sinh, sự may mắn còn là sự nỗ lực và niềm đam mê của tôi với âm nhạc.
Cảm ơn Dương về cuộc trò chuyện, chúc bạn nhiều may mắn và thành công trong những dự án âm nhạc sắp tới!