Thêm nhiều cây cảnh có độc gây chết người

Trúc tiền, Mã đào... là những loại cây xanh trồng trong nhà có chất cực độc; nhiều cây khác thuộc họ này như Hoàng nàn, Thông thiên, Bã đậu... cũng độc không kém, có thể gây chết người hay gia súc nếu ăn phải.
Các nhà nghiên cứu về thực vật học khuyến cáo, những cây xanh này cũng không nên trồng phổ biến ở khu dân cư.
Trao đổi với VnExpress.net, Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Bình, Trưởng ban Nông lâm, Trường Đại học Lâm nghiệp Đồng Nai cho biết, trong số những cây cảnh độc này, có nhiều loại được dùng để bào chế làm thảo dược chữa bệnh. "Tuy nhiên chỉ nên trồng trong vườn thuốc đặc dụng, không nên sử dụng làm cảnh ở tư gia hoặc nơi công cộng để tránh bị ngộ độc”, Thạc sĩ Bình nhấn mạnh.
Sau đây là 10 loại cây cảnh có độc do ông Bình cung cấp, đều được trồng phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
1. Mã tiền: Tên khoa học là Strychnos nux vomica. Hạt cây chứa các alcaloid: strychnin, brucin, vomicin, b-colubrin, pseudostrychnin, N methyl-sec-pseudobrucin, strucin, glucosid loganin và chất độc strychnine, gây nôn nếu ăn phải.
1645293777_mttt
Hạt Mã tiền chín rơi xuống đất thường được nhặt về phơi khô để bào chế làm thuốc chữa bệnh thấp khớp, nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh, bại liệt, nhược cơ, giảm cường kiện ruột, đái dầm, thiếu máu. Tuy nhiên trong điều kiện bình thường nếu ăn phải hạt Mã tiền có thể tử vong vì cực độc.
2. Bã đậu: Tên khoa học là Hura crepitans L hoặc Sandbox Tree hay Monkey diner Bell, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaccea. Nhựa cây màu trắng đục, có độc, được dùng làm thuốc diệt trùng. Ngoài ra, dân gian còn dùng Bã đậu với lượng nhỏ để chữa táo bón.
22054055_ba_20dau
3. Hồi núi: Còn gọi là Đại hồi núi thuộc họ Hồi, tên khoa học là Illiciaceae. Đây là họ thực vật có hoa. Bộ phận độc nhất của cây là quả và lá. Do trong quả và lá cây có tinh dầu gần giống tinh dầu hồi dùng để chữa bệnh nên có một số trường hợp sử dụng nhầm đã ngộ độc.
1296165037_hoi_20nui
Uống phải tinh dầu Hồi núi khiến người bồn chồn bứt rứt, vật vã, khó chịu, chân tay lạnh, cổ họng nóng rát, bụng và dạ dày đau dữ dội, kèm theo triệu chứng nôn mửa, chảy dãi liên tục.
4. Tỏi độc: Thuộc họ Hành tỏi, tên khoa học là Liliaceae. Tỏi độc là một loại cỏ sống lâu năm. Thân Tỏi có một củ to, từ củ mọc lên 3-4 hoa màu tím hồng nhạt rất đẹp, lá to và dài. Toàn bộ thân cây Tỏi đều có độc gây tử vong cho người và gia súc nếu ăn phải.
440280110_Liliaceae_Toi_doc
5. Hoàng nàn: Còn gọi là Vỏ dãn, thuộc họ Mã tiền, tên khoa học là Loganiaccae. Quả cây hình cầu, vỏ ngoài cứng, trong chứa nhiều hạt có hình khuy áo, rất giống hạt cây Mã tiền. Vỏ và hạt Hoàng nàn có chất cực độc thuộc bảng A có thể gây tử vong. Trong Đông y, Hoàng nàn là vị thuốc có độc tính mạnh được bào chế để trị chứng đau thần kinh ngoại biên, đau cơ, đau khớp xương, liệt mềm, nhược cơ.
690245412_HOANGNAN
6. Sừng dê: Còn gọi là cây Sừng bò, Sừng trâu, tên khoa học là Strophanthus divaricatus (Lour) Hook. Et Arn, Apocynaceae. Sừng dê thuộc họ Trúc Đào (tên khoa học là Apocynaccae).
1306941891_sung_20de
Lá, rễ, hạt và nhựa cây Sừng dê đều có chất độc chết người. Người xưa còn dùng hạt cây để chế thuốc độc tẩm lên cung tên dùng trong săn bắn. Tuy nhiên do hạt cây chứa các glycozit divaricozit nên còn được bào chế làm thuốc điều trị suy tim.
Người bị ngộ độc Sừng dê có triệu chứng bồn chồn, vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai khó thở, mắt mờ và rối loạn nhịp tim... Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
7. Cô-ca cảnh: Tên khoa học là Erythroxylum coca, cây cao khoảng 3-5 mét, lá dùng để chiết xuất chất ma túy cocain. Tác dụng ban đầu của Cô-ca cảnh làm phấn chấn tinh thần dẫn đến nghiện. Nhai lá cây này với liều cao sẽ gây xỉu, liệt hô hấp. Trong thế giới ma túy, Cô-ca được chế thành chất bột để pha tiêm hoặc hít.
477243410_co
Côca cảnh thuộc chi Côca có danh pháp khoa học: Erythroxylum hoặc Erythroxylon. Đây là một chi thực vật có hoa trong họ Erythroxylaceae.
Một loài Côca khác có tên Erythroxylum vacciniifolium được sử dụng làm chất kích thích tình dục trong y học cổ truyền Brazil.
8. Thông thiên (còn gọi là Hoàng giáp trúc đào): tên khoa học là Thevetia peruviana Pers, thuộc họ Trúc đào. Toàn thân cây rất độc, nhất là hạt. Trong dân gian, người ta dùng hạt cây này nghiền nát để làm thuốc trừ sâu bọ.
139726430_thong_20thien
9. Trẩu (còn gọi là Dầu Sơn, Thiên niên đồng, Mộc du thụ): Tên khoa học là Vernicia foridii hoặc Vernicia Montana, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaccae). Trẩu là một cây to, cao từ 8m trở lên. Lá và hạt cây đều có độc tố saponozit.
1997711407_trau
10. Ô dầu (còn gọi là Củ gấu tàu): Tên khoa học là Aconitum carmichaeli Debeauux . Thuộc họ Mao lương (Ranunculaccae). Cây có độc thường được dùng tẩm tẩm lên đầu mũi tên để săn bắn.
Người ta còn dùng Ô dầu thái mỏng để ngâm rượu xoa bóp đau nhức, sai khớp, dập gãy chân tay.
1656889911_o_20dau
 


Theo VnExpress

No comments:

Post a Comment

để lại nhận xét của bạn để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
=))