Nhạc sĩ Lê Minh Sơn: “Vui lên đi em…”
13:44:00 01/08/2010
So sánh hay đặt Lê Minh Sơn lên bàn cân để đo đếm tính toán với bất kỳ nhạc sĩ nào cũng là sự bỡn cợt ghê gớm với gã lãng tử đa tình. Trình diện khá may mắn khi lập tức tạo ấn tượng đậm đặc bằng sự xuất hiện hấp dẫn của “Thị Mầu” Ngọc Khuê và Tùng Dương ca sĩ trong chương trình “Sao Mai điểm hẹn” năm 2003, từ đó Lê Minh Sơn thật sự có chỗ đứng riêng mình trong làng nhạc Việt.
Một cá tính không trộn lẫn, thêm lợi thế của tuổi trẻ, Lê Minh Sơn cả trong âm nhạc và đời thường, không phải lúc nào cũng nhận được sự đồng cảm của số đông. Nhưng chàng tuổi trẻ vẫn nhất quán với con đường của riêng mình…
Phóng viên (PV): Hằng năm đều đặn ra CD và có chương trình live show hoành tráng ở Nhà hát Lớn, những việc anh làm gợi cho tôi nhớ đến câu các cụ bảo: "Có chí thì nên" nhưng cũng có câu: "Không thầy đố mày làm nên". Rõ anh là người có chí rồi nhưng "Ở gần người sang thì cũng sáng ra", hẳn anh cũng có may mắn đó chứ?
NS Lê Minh Sơn: Nhạc sĩ Nguyễn Cường là bạn học cùng trường âm nhạc với bố tôi, nên năm tôi lên 11 tuổi đã có may mắn hằng ngày tiếp xúc thân thiết với những người bằng bố mình. Đến khi tôi là cậu thanh niên 18, 19 tuổi, bộc lộ khả năng sáng tác thì những người bạn của bố đều coi tôi là người bạn trẻ. Các bố bảo: "Thôi không có chú cháu, bố con, anh em gì cả mà cứ gọi bạn bè...".
Tôi có may mắn được các bố mình kèm cặp. Tôi có một cậu con trai lên 8 tuổi và tôi muốn con tôi mai kia cũng phải có những người bạn giỏi ở bên cạnh. Những người bạn giỏi thật sự sẽ quyết định toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của thằng bé. Tất nhiên bản thân nó cần có bản ngã rất mạnh nhưng điều đầu tiên là phải được chơi với những người giỏi đã. Chọn bạn tôi muốn chơi với người tài bởi vì chỉ có những tài năng mới biết được tài năng của người khác. Nhớ nhé, hãy nhớ kỹ điều này, cuộc sống đã cho bài học như vậy. Còn những người không biết đến tài năng của người khác mà luôn luôn đố kị ghen ghét tài năng của người khác là những người bất tài. Vậy thôi.
Tuổi nhỏ biểu cảm của tâm hồn thì nó phải bốc lên cái mùi của trẻ con chứ. Nếu hạt giống như thế này mà lại lọt vào tay một ông khác, không có tinh thần dân tộc ngạo nghễ như cỡ Nguyễn Cường thì tôi thành cái gì? Mà tuổi trẻ mình biết đi đâu? Định hướng thế nào? Làm sao mà lại có một thằng trẻ ranh mười mấy tuổi đầu đã tôi thế này, tôi thế kia, mà lắm khi hoàn cảnh khách quan quyết định số phận. Những người tài năng luôn luôn đến với nhau. Như tôi từ chơi với ông Cường rồi mới biết được một ông nữa cũng rất thân, ông yêu quý và nâng niu mình đó là ông Trần Tiến, với ông thật nhiều kỷ niệm. Còn người cho mình thẩm mỹ để mình được như ngày hôm nay chính là ông Dương Thụ. Tôi mà là con gái tôi yêu ngay những người tài năng. Những người tài năng tôi yêu hết. Chơi với những người tài năng sướng lắm. Mình chơi qua tác phẩm của họ đọc, nghe, xem sướng tung người.
PV: Chơi với những người bạn già hẳn anh trưởng thành từ rất sớm, và người trưởng thành sớm thì thường hay tự lập. Người ta không thể chơi nhạc trong một dạ dày trống rỗng. Âm nhạc có đủ nuôi sống anh không?
NS Lê Minh Sơn: Người bạn đồng hành từ thuở ấu thơ là cây đàn ghita nuôi sống tôi. Tôi đi đánh đàn từ năm 16 tuổi, chính thế mình mới ngông chứ. 16 tuổi dậy thì đã không bao giờ xin tiền bố mẹ, không bao giờ làm điều gì ngu ngốc và dại dột ảnh hưởng đến gia đình. Một thằng bé 16 tuổi tự nuôi sống bản thân, rồi sau đó tự bỏ tiền túi đi học nước ngoài, lớn lên chút nữa tự mua cho mình cái xe máy, rồi cái ôtô, cho đến cái miếng đất mình ở, hoàn toàn do cây đàn ghita mang lại.
PV: Tiếc rằng, cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng mà lắm khi đầy sự phi lý. Anh may mắn vì anh sống được bằng nghề chứ còn rất nhiều nhạc sĩ có năng lực thực sự họ sống không được khá giả, sung túc gì? Điều đó chẳng phải là bất công ư?
NS Lê Minh Sơn: Chơi đàn là thứ duy nhất không thể nói phét được. Hát còn bảo là gu người thích người không thích, chơi đàn thì chỉ có hay và chán. Đó là sự dày công khổ luyện. Điều buồn nhất của chúng ta hiện nay là những nghệ sĩ chơi đàn phải mất 14 đến 15 năm học hành, thậm chí cả cuộc đời của họ từ tấm bé cho đến khi trưởng thành chìm đắm trong không gian cổ điển, lãng mạn, bay bổng và trữ tình, hiến mình cho nghệ thuật nhưng cái mà họ nhận được là đồng lương eo hẹp, và vô cùng hạn chế, họ sống rất vất vả.
Đấy là điều xót xa nhất với những người làm nghề, đặc biệt là làm nghề nhạc nhẹ như tôi. Đã làm nghề thì phải biết xót nhau. Tôi rất xót những đồng nghiệp, xót lắm...
PV: Ở ta nhiều nghệ sĩ vẫn còn sống nghèo sống khổ, thế nhưng không vì thế mà người theo nghệ thuật ít đi. Phải chăng nghệ thuật luôn có sự ma mị và dẫn dụ? Hay người ta đến với nghệ thuật còn thêm mục đích khác, khoác áo nghệ thuật để làm sang cho bản thân?
NS Lê Minh Sơn: Ồ, tôi nghĩ rằng rất nhiều người đi nhầm nghề. Hàng triệu người yêu âm nhạc nhưng làm ra âm nhạc thì chỉ một vài người thôi. Âm nhạc giống như một cái nghề, mà nghề nào cũng có trạng nguyên. Giờ đi đâu cũng gặp nhạc sĩ. Tôi với ông Nguyễn Cường nói với nhau. Nhiều nhạc sĩ thế thì như có cái hồ. Một người đến gặp và nói: “Cái hồ Tòe nhà tôi đẹp lắm”. Đố ai biết cái hồ Tòe là gì ở đâu, nhưng cái hồ Tây đẹp lắm khác hẳn.
Tôi đồng ý nhiều nhạc sĩ, nhưng sau nhạc sĩ đấy là cái gì. Nhạc sĩ Nguyễn Cường khác. Nhạc sĩ Dương Thụ khác. Nhạc sĩ Lê Minh Sơn khác... Cũng như hàng triệu người yêu thơ, mà ai cũng làm thơ cả thì sẽ ra sao: "Con gì mà chả có lông/ Sau đây tiết mục con công bắt đầu". Thật nực cười, đấy cũng là thơ ư? Chấp nhận đó là quyền tự do của mỗi người, viết để thỏa mãn cái tôi cá nhân. "Sáng tác" khác "tối tác" chứ. Sáng tác là làm ra những cái mới. Chứ không phải sáng tác là làm ra những cái thấy giống người này, người kia không có bản sắc cá nhân ở trong đấy thì sao gọi là sáng tác.
Có nhiều người nói: "Nghệ thuật với tôi là một cuộc chơi". Tôi thấy đúng nhưng chưa đủ. Nghệ thuật chỉ là một cuộc chơi đối với người tài năng mà thôi. Nghệ thuật không bao giờ là cuộc chơi đối với người bông phèng cả.
PV: Chà, anh luôn có những phát ngôn gây sốc kiểu như: "Chơi với người ngu chứ không thể chơi với người hèn. Vì người ngu còn có thể học được chứ hèn thì không?".
NS Lê Minh Sơn: Thế bạn thấy nó đúng không?
PV: Vâng, đúng và khá ấn tượng. Qua những phát ngôn và những hành động anh làm hẳn anh là người có cá tính quá mạnh?
NS Lê Minh Sơn: Không, tôi yếu đuối, đừng nghĩ tôi có cá tính mạnh. Tôi không bao giờ đánh giá con người qua những phát ngôn của anh ta. Một đôi vợ chồng sống với nhau 10 năm, người vợ đã hiểu người chồng chưa? Chưa, đúng không? Liệu 30 năm nữa có hiểu không? Cũng không. Vậy 40 năm nữa có hiểu không? Chưa chắc. Vẫn còn có những điều không thể nào cảm nhận về một người ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, đẻ chung con cái với nhau nữa là bây giờ lại hiểu con người qua phát ngôn nào đó của anh ta.
Cuộc sống càng ngày thấy bộc lộ sự chộp giật. Chộp giật trong tiền bạc, tình yêu, các mối quan hệ, nhiều lúc tôi thấy rất sợ chính vì thế nên tôi không sống với những thứ ngoài mình. Tôi sống với không gian của chính mình. Hôm nay ngủ dậy việc đầu tiên là đưa con đi học, tranh thủ mua một tờ báo bóng đá, uống một cốc cà phê ngồi đợi con mình một tiếng rồi lại đưa con về nhà cho thằng bé tập đàn. Đến trưa mình nấu một món ăn gì đó rất là ngon. Buổi tối có thể xem một bộ phim mình thích hoặc mình chui lên trên phòng làm việc. Đấy là những cái hoạt động bên ngoài mà mọi người nhìn thấy, còn tâm tư tình cảm của mình thì ai mà biết được?!
PVỒ! Anh vừa nói đến con trai, anh là người có tính cách khá kỳ lạ, vậy phương pháp dạy con có gì đặc biệt không?
NS Lê Minh Sơn: Con tôi năm nay lên lớp 2. Mỗi lần nhìn thấy con thích lắm. Tôi hỏi con tôi: "Hôm nay mấy điểm hả con?" - Nó trả lời: "1 ạ" Tôi bảo: "Không sao, very good". Ngày hôm sau, tôi lại hỏi: "Hôm nay mấy điểm hả con?". Nó buồn rầu: "1 ạ". Lại "very good". Tôi thích con tôi hồn nhiên thế lắm bởi vì mình thấy rằng, một đứa trẻ con nó còn 60 năm nữa để phải học. Tôi không bao giờ bắt con tôi học ở nhà. Học lớp 1 mà mỗi lần tôi thấy con tôi phải gò lưng và chúi cổ vào tập viết là tôi cho thằng bé nghỉ ngay. Nó có thể gò lưng, gò cổ tập đàn thì được. Không bao giờ tôi biến con tôi thành một cái máy lập trình chuẩn xác. Chà 1 cộng 1 bằng 4 hay chứ. Nói rộng ra 1 cộng 1 bằng 4 có khi còn chuẩn hơn 1 cộng 1 bằng 2.
Tôi rất thích con tôi ngốc nghếch kiểu như thế. Một đứa trẻ phải được sống đúng với nó. Trẻ thơ không biết gì cả, như tờ giấy trắng ấy, mình vẽ vào cái gì thì nó ra được cái đó thôi. Nó là một cốc nước tinh khiết còn mình bây giờ đục quá rồi, vẩy màu không lên màu được nữa. Lúc mình biết 1 cộng 1 bằng 2 thì cuộc sống lúc bấy giờ chán lắm, nên khi con tôi nó bảo 1 cộng 1 bằng 4 thì tôi thích lắm, bởi vì nó vẫn là đứa trẻ thật sự.
PV: Ngoài âm nhạc ra, cuộc sống của anh không thể thiếu được điều gì?
NS Lê Minh Sơn: Với tôi thể thao là công việc quan trọng nhất trong một ngày, thậm chí quan trọng hơn cả âm nhạc. Bởi vì không phải ngày nào mình cũng tập đàn. Làm nghệ thuật tinh thần quan trọng. Tinh thần của một ngày luyện tập khác với ngày không luyện tập, nó cho mình sung mãn trong cuộc sống, người lúc nào cũng cuồng nhiệt lắm nên cảm nhận cuộc sống rất tốt. Và tôi không tin người nào ốm yếu, thở chẳng ra hơi nói: "Sơn ơi! Tao đi sáng tác đây". Không có đâu, người nghệ sĩ đầu tiên phải đẹp ở tinh thần. Mình sống hết mình, tận hưởng những cái ngày mà mình đang sung mãn. Thường thường mỗi ngày tôi chạy 10km. Khi nào trời mưa thì chạy bằng máy tập ở nhà, còn không thì 5 giờ 30 dậy chạy một mạch từ nhà ở Pháo Đài Láng đến sân vận động Mỹ Đình, chạy quanh sân 3 vòng rồi lại chạy về nhà thế là 10 cây số còn gì. Khi chạy mình sướng tê người vì không phải suy nghĩ gì chỉ cắm đầu cắm cổ mà chạy thôi.
PV: Anh là người có cá tính và hay, nhưng dù có hay đến mấy thì con người ta vẫn có điểm yếu chứ nhỉ? Điểm yếu của anh là gì nào?
NS Lê Minh Sơn: Khi tôi lớn lên qua tiếp xúc với nhiều người tôi mới biết là mỗi một con người đều có một ông Phật riêng của mình. Cái chân lý cuối cùng đúc kết lại được là sống thật và chẳng nên làm điều gì ác cả. Nhà Phật có câu: "Ác giả ác báo", "Gieo nhân nào gặt quả nấy". Vậy thôi. Tôi chẳng làm điều gì ác, chả làm điều gì hại ai cả. Tôi chỉ có mỗi một tội duy nhất là thích phụ nữ đẹp. Nếu thích phụ nữ đẹp mà là có tội thì chắc là tôi phải chui xuống địa ngục.
PV: Thật là sai lầm nếu không hỏi anh về phụ nữ. Đọc nhiều bài báo thấy anh nói anh yêu thích phụ nữ, dễ bị mềm lòng vì phụ nữ. Nhưng khi làm đẹp lòng người phụ nữ này thì sẽ làm đau lòng người phụ nữ kia chứ? Chỉ có một quả tim, một khối óc, làm sao có thể phân phát, có thể làm đẹp lòng tất cả mọi người được?
NS Lê Minh Sơn: Tình yêu là một cái gì đó trừu tượng, khó lý giải. Quan niệm về tình yêu, về sở thích mỗi người khác nhau. Với những người bình thường họ quan niệm tình yêu, cái yêu thích đấy cần phải có yếu tố sex nhưng Sơn thì không, có thể là từ ánh mắt, cái nhìn, hiểu nhau, ngửi mùi hương... Nhiều người quan niệm trời đẹp là nắng vàng, nhưng mình thích trời mưa, thích lắm vì mưa làm cho mọi thứ dịu mát cả bên trong lẫn bên ngoài...
Bên ly cà phê dang dở, câu chuyện giữa tôi và người nhạc sĩ thi thoảng bị gián đoạn bởi những em bé mặt mũi lấm láp lang thang trên những con phố mời đánh giày hay mua kẹo. Một vài cụ già dáng lầm lũi liêu xiêu trên những con phố đi bán báo dạo. Anh bất giác hát: "Cuộc sống buồn cuộc sống không ngừng trôi, cuộc sống nghèo cuộc sống héo hắt trên môi. Cuộc sống ơi! Ai nghe câu hát này. Ai thương câu hát này, bài hát viết cho con, bài hát viết cho ta, riêng mình ta"... Có những bài hát thì: "Vui lên đi em, hát câu ca xưa..." ông Nguyễn Cường thỉnh thoảng lại nhắn cho một cái tin: "Vui lên đi em". Lê Minh Sơn nói rồi lại ngửa mặt lên trời cười ha hả...
Phóng viên (PV): Hằng năm đều đặn ra CD và có chương trình live show hoành tráng ở Nhà hát Lớn, những việc anh làm gợi cho tôi nhớ đến câu các cụ bảo: "Có chí thì nên" nhưng cũng có câu: "Không thầy đố mày làm nên". Rõ anh là người có chí rồi nhưng "Ở gần người sang thì cũng sáng ra", hẳn anh cũng có may mắn đó chứ?
NS Lê Minh Sơn: Nhạc sĩ Nguyễn Cường là bạn học cùng trường âm nhạc với bố tôi, nên năm tôi lên 11 tuổi đã có may mắn hằng ngày tiếp xúc thân thiết với những người bằng bố mình. Đến khi tôi là cậu thanh niên 18, 19 tuổi, bộc lộ khả năng sáng tác thì những người bạn của bố đều coi tôi là người bạn trẻ. Các bố bảo: "Thôi không có chú cháu, bố con, anh em gì cả mà cứ gọi bạn bè...".
Tôi có may mắn được các bố mình kèm cặp. Tôi có một cậu con trai lên 8 tuổi và tôi muốn con tôi mai kia cũng phải có những người bạn giỏi ở bên cạnh. Những người bạn giỏi thật sự sẽ quyết định toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của thằng bé. Tất nhiên bản thân nó cần có bản ngã rất mạnh nhưng điều đầu tiên là phải được chơi với những người giỏi đã. Chọn bạn tôi muốn chơi với người tài bởi vì chỉ có những tài năng mới biết được tài năng của người khác. Nhớ nhé, hãy nhớ kỹ điều này, cuộc sống đã cho bài học như vậy. Còn những người không biết đến tài năng của người khác mà luôn luôn đố kị ghen ghét tài năng của người khác là những người bất tài. Vậy thôi.
Tuổi nhỏ biểu cảm của tâm hồn thì nó phải bốc lên cái mùi của trẻ con chứ. Nếu hạt giống như thế này mà lại lọt vào tay một ông khác, không có tinh thần dân tộc ngạo nghễ như cỡ Nguyễn Cường thì tôi thành cái gì? Mà tuổi trẻ mình biết đi đâu? Định hướng thế nào? Làm sao mà lại có một thằng trẻ ranh mười mấy tuổi đầu đã tôi thế này, tôi thế kia, mà lắm khi hoàn cảnh khách quan quyết định số phận. Những người tài năng luôn luôn đến với nhau. Như tôi từ chơi với ông Cường rồi mới biết được một ông nữa cũng rất thân, ông yêu quý và nâng niu mình đó là ông Trần Tiến, với ông thật nhiều kỷ niệm. Còn người cho mình thẩm mỹ để mình được như ngày hôm nay chính là ông Dương Thụ. Tôi mà là con gái tôi yêu ngay những người tài năng. Những người tài năng tôi yêu hết. Chơi với những người tài năng sướng lắm. Mình chơi qua tác phẩm của họ đọc, nghe, xem sướng tung người.
PV: Chơi với những người bạn già hẳn anh trưởng thành từ rất sớm, và người trưởng thành sớm thì thường hay tự lập. Người ta không thể chơi nhạc trong một dạ dày trống rỗng. Âm nhạc có đủ nuôi sống anh không?
NS Lê Minh Sơn: Người bạn đồng hành từ thuở ấu thơ là cây đàn ghita nuôi sống tôi. Tôi đi đánh đàn từ năm 16 tuổi, chính thế mình mới ngông chứ. 16 tuổi dậy thì đã không bao giờ xin tiền bố mẹ, không bao giờ làm điều gì ngu ngốc và dại dột ảnh hưởng đến gia đình. Một thằng bé 16 tuổi tự nuôi sống bản thân, rồi sau đó tự bỏ tiền túi đi học nước ngoài, lớn lên chút nữa tự mua cho mình cái xe máy, rồi cái ôtô, cho đến cái miếng đất mình ở, hoàn toàn do cây đàn ghita mang lại.
PV: Tiếc rằng, cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng mà lắm khi đầy sự phi lý. Anh may mắn vì anh sống được bằng nghề chứ còn rất nhiều nhạc sĩ có năng lực thực sự họ sống không được khá giả, sung túc gì? Điều đó chẳng phải là bất công ư?
NS Lê Minh Sơn: Chơi đàn là thứ duy nhất không thể nói phét được. Hát còn bảo là gu người thích người không thích, chơi đàn thì chỉ có hay và chán. Đó là sự dày công khổ luyện. Điều buồn nhất của chúng ta hiện nay là những nghệ sĩ chơi đàn phải mất 14 đến 15 năm học hành, thậm chí cả cuộc đời của họ từ tấm bé cho đến khi trưởng thành chìm đắm trong không gian cổ điển, lãng mạn, bay bổng và trữ tình, hiến mình cho nghệ thuật nhưng cái mà họ nhận được là đồng lương eo hẹp, và vô cùng hạn chế, họ sống rất vất vả.
Đấy là điều xót xa nhất với những người làm nghề, đặc biệt là làm nghề nhạc nhẹ như tôi. Đã làm nghề thì phải biết xót nhau. Tôi rất xót những đồng nghiệp, xót lắm...
PV: Ở ta nhiều nghệ sĩ vẫn còn sống nghèo sống khổ, thế nhưng không vì thế mà người theo nghệ thuật ít đi. Phải chăng nghệ thuật luôn có sự ma mị và dẫn dụ? Hay người ta đến với nghệ thuật còn thêm mục đích khác, khoác áo nghệ thuật để làm sang cho bản thân?
NS Lê Minh Sơn: Ồ, tôi nghĩ rằng rất nhiều người đi nhầm nghề. Hàng triệu người yêu âm nhạc nhưng làm ra âm nhạc thì chỉ một vài người thôi. Âm nhạc giống như một cái nghề, mà nghề nào cũng có trạng nguyên. Giờ đi đâu cũng gặp nhạc sĩ. Tôi với ông Nguyễn Cường nói với nhau. Nhiều nhạc sĩ thế thì như có cái hồ. Một người đến gặp và nói: “Cái hồ Tòe nhà tôi đẹp lắm”. Đố ai biết cái hồ Tòe là gì ở đâu, nhưng cái hồ Tây đẹp lắm khác hẳn.
Tôi đồng ý nhiều nhạc sĩ, nhưng sau nhạc sĩ đấy là cái gì. Nhạc sĩ Nguyễn Cường khác. Nhạc sĩ Dương Thụ khác. Nhạc sĩ Lê Minh Sơn khác... Cũng như hàng triệu người yêu thơ, mà ai cũng làm thơ cả thì sẽ ra sao: "Con gì mà chả có lông/ Sau đây tiết mục con công bắt đầu". Thật nực cười, đấy cũng là thơ ư? Chấp nhận đó là quyền tự do của mỗi người, viết để thỏa mãn cái tôi cá nhân. "Sáng tác" khác "tối tác" chứ. Sáng tác là làm ra những cái mới. Chứ không phải sáng tác là làm ra những cái thấy giống người này, người kia không có bản sắc cá nhân ở trong đấy thì sao gọi là sáng tác.
Có nhiều người nói: "Nghệ thuật với tôi là một cuộc chơi". Tôi thấy đúng nhưng chưa đủ. Nghệ thuật chỉ là một cuộc chơi đối với người tài năng mà thôi. Nghệ thuật không bao giờ là cuộc chơi đối với người bông phèng cả.
PV: Chà, anh luôn có những phát ngôn gây sốc kiểu như: "Chơi với người ngu chứ không thể chơi với người hèn. Vì người ngu còn có thể học được chứ hèn thì không?".
NS Lê Minh Sơn: Thế bạn thấy nó đúng không?
PV: Vâng, đúng và khá ấn tượng. Qua những phát ngôn và những hành động anh làm hẳn anh là người có cá tính quá mạnh?
NS Lê Minh Sơn: Không, tôi yếu đuối, đừng nghĩ tôi có cá tính mạnh. Tôi không bao giờ đánh giá con người qua những phát ngôn của anh ta. Một đôi vợ chồng sống với nhau 10 năm, người vợ đã hiểu người chồng chưa? Chưa, đúng không? Liệu 30 năm nữa có hiểu không? Cũng không. Vậy 40 năm nữa có hiểu không? Chưa chắc. Vẫn còn có những điều không thể nào cảm nhận về một người ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, đẻ chung con cái với nhau nữa là bây giờ lại hiểu con người qua phát ngôn nào đó của anh ta.
Cuộc sống càng ngày thấy bộc lộ sự chộp giật. Chộp giật trong tiền bạc, tình yêu, các mối quan hệ, nhiều lúc tôi thấy rất sợ chính vì thế nên tôi không sống với những thứ ngoài mình. Tôi sống với không gian của chính mình. Hôm nay ngủ dậy việc đầu tiên là đưa con đi học, tranh thủ mua một tờ báo bóng đá, uống một cốc cà phê ngồi đợi con mình một tiếng rồi lại đưa con về nhà cho thằng bé tập đàn. Đến trưa mình nấu một món ăn gì đó rất là ngon. Buổi tối có thể xem một bộ phim mình thích hoặc mình chui lên trên phòng làm việc. Đấy là những cái hoạt động bên ngoài mà mọi người nhìn thấy, còn tâm tư tình cảm của mình thì ai mà biết được?!
“Nghệ thuật chỉ là một cuộc chơi đối với người tài năng mà thôi. nghệ thuật không bao giờ là cuộc chơi đối với người bông phèng cả” - Lê Minh Sơn. |
NS Lê Minh Sơn: Con tôi năm nay lên lớp 2. Mỗi lần nhìn thấy con thích lắm. Tôi hỏi con tôi: "Hôm nay mấy điểm hả con?" - Nó trả lời: "1 ạ" Tôi bảo: "Không sao, very good". Ngày hôm sau, tôi lại hỏi: "Hôm nay mấy điểm hả con?". Nó buồn rầu: "1 ạ". Lại "very good". Tôi thích con tôi hồn nhiên thế lắm bởi vì mình thấy rằng, một đứa trẻ con nó còn 60 năm nữa để phải học. Tôi không bao giờ bắt con tôi học ở nhà. Học lớp 1 mà mỗi lần tôi thấy con tôi phải gò lưng và chúi cổ vào tập viết là tôi cho thằng bé nghỉ ngay. Nó có thể gò lưng, gò cổ tập đàn thì được. Không bao giờ tôi biến con tôi thành một cái máy lập trình chuẩn xác. Chà 1 cộng 1 bằng 4 hay chứ. Nói rộng ra 1 cộng 1 bằng 4 có khi còn chuẩn hơn 1 cộng 1 bằng 2.
Tôi rất thích con tôi ngốc nghếch kiểu như thế. Một đứa trẻ phải được sống đúng với nó. Trẻ thơ không biết gì cả, như tờ giấy trắng ấy, mình vẽ vào cái gì thì nó ra được cái đó thôi. Nó là một cốc nước tinh khiết còn mình bây giờ đục quá rồi, vẩy màu không lên màu được nữa. Lúc mình biết 1 cộng 1 bằng 2 thì cuộc sống lúc bấy giờ chán lắm, nên khi con tôi nó bảo 1 cộng 1 bằng 4 thì tôi thích lắm, bởi vì nó vẫn là đứa trẻ thật sự.
PV: Ngoài âm nhạc ra, cuộc sống của anh không thể thiếu được điều gì?
NS Lê Minh Sơn: Với tôi thể thao là công việc quan trọng nhất trong một ngày, thậm chí quan trọng hơn cả âm nhạc. Bởi vì không phải ngày nào mình cũng tập đàn. Làm nghệ thuật tinh thần quan trọng. Tinh thần của một ngày luyện tập khác với ngày không luyện tập, nó cho mình sung mãn trong cuộc sống, người lúc nào cũng cuồng nhiệt lắm nên cảm nhận cuộc sống rất tốt. Và tôi không tin người nào ốm yếu, thở chẳng ra hơi nói: "Sơn ơi! Tao đi sáng tác đây". Không có đâu, người nghệ sĩ đầu tiên phải đẹp ở tinh thần. Mình sống hết mình, tận hưởng những cái ngày mà mình đang sung mãn. Thường thường mỗi ngày tôi chạy 10km. Khi nào trời mưa thì chạy bằng máy tập ở nhà, còn không thì 5 giờ 30 dậy chạy một mạch từ nhà ở Pháo Đài Láng đến sân vận động Mỹ Đình, chạy quanh sân 3 vòng rồi lại chạy về nhà thế là 10 cây số còn gì. Khi chạy mình sướng tê người vì không phải suy nghĩ gì chỉ cắm đầu cắm cổ mà chạy thôi.
PV: Anh là người có cá tính và hay, nhưng dù có hay đến mấy thì con người ta vẫn có điểm yếu chứ nhỉ? Điểm yếu của anh là gì nào?
NS Lê Minh Sơn: Khi tôi lớn lên qua tiếp xúc với nhiều người tôi mới biết là mỗi một con người đều có một ông Phật riêng của mình. Cái chân lý cuối cùng đúc kết lại được là sống thật và chẳng nên làm điều gì ác cả. Nhà Phật có câu: "Ác giả ác báo", "Gieo nhân nào gặt quả nấy". Vậy thôi. Tôi chẳng làm điều gì ác, chả làm điều gì hại ai cả. Tôi chỉ có mỗi một tội duy nhất là thích phụ nữ đẹp. Nếu thích phụ nữ đẹp mà là có tội thì chắc là tôi phải chui xuống địa ngục.
PV: Thật là sai lầm nếu không hỏi anh về phụ nữ. Đọc nhiều bài báo thấy anh nói anh yêu thích phụ nữ, dễ bị mềm lòng vì phụ nữ. Nhưng khi làm đẹp lòng người phụ nữ này thì sẽ làm đau lòng người phụ nữ kia chứ? Chỉ có một quả tim, một khối óc, làm sao có thể phân phát, có thể làm đẹp lòng tất cả mọi người được?
NS Lê Minh Sơn: Tình yêu là một cái gì đó trừu tượng, khó lý giải. Quan niệm về tình yêu, về sở thích mỗi người khác nhau. Với những người bình thường họ quan niệm tình yêu, cái yêu thích đấy cần phải có yếu tố sex nhưng Sơn thì không, có thể là từ ánh mắt, cái nhìn, hiểu nhau, ngửi mùi hương... Nhiều người quan niệm trời đẹp là nắng vàng, nhưng mình thích trời mưa, thích lắm vì mưa làm cho mọi thứ dịu mát cả bên trong lẫn bên ngoài...
Bên ly cà phê dang dở, câu chuyện giữa tôi và người nhạc sĩ thi thoảng bị gián đoạn bởi những em bé mặt mũi lấm láp lang thang trên những con phố mời đánh giày hay mua kẹo. Một vài cụ già dáng lầm lũi liêu xiêu trên những con phố đi bán báo dạo. Anh bất giác hát: "Cuộc sống buồn cuộc sống không ngừng trôi, cuộc sống nghèo cuộc sống héo hắt trên môi. Cuộc sống ơi! Ai nghe câu hát này. Ai thương câu hát này, bài hát viết cho con, bài hát viết cho ta, riêng mình ta"... Có những bài hát thì: "Vui lên đi em, hát câu ca xưa..." ông Nguyễn Cường thỉnh thoảng lại nhắn cho một cái tin: "Vui lên đi em". Lê Minh Sơn nói rồi lại ngửa mặt lên trời cười ha hả...
Trần Mỹ Hiền - Chuyên đề ANTG tuần số 980
No comments:
Post a Comment
để lại nhận xét của bạn để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
=))