cậu bảo mẫu

Bé Riu được bốn tháng, chị Hai tui giao bé cho bà ngoại, cùng chồng đi học xa. Chỉ sau hai tháng, vừa lo việc nhà vừa chăm cháu, tóc má tui đã phờ phạc hoa râm. Một bữa nọ, má tui đi chợ về, hồi hộp:“Có người nhận chăm bé Riu”. Ngay chiều, có tiếng chuông cổng. Một người phụ nữ vẻ lam lũ, tay dắt theo một thằng nhóc chừng 10 tuổi, bé choắt cheo. Bà nói chuyện với má tui hồi lâu, rồi quay lại thằng con, giọng nghiêm mẳn: “Yên tâm ở lại đây với bác Tư nghe Cuộc. Lâu lâu mẹ ghé thăm”. Nói xong, bà xăm xăm ra cổng, bỏ lại thằng nhỏ đứng giữa nhà. 

Bé Riu được bốn tháng, chị Hai tui giao bé cho bà ngoại, cùng chồng đi học xa. Chỉ sau hai tháng, vừa lo việc nhà vừa chăm cháu, tóc má tui đã phờ phạc hoa râm. Một bữa nọ, má tui đi chợ về, hồi hộp:“Có người nhận chăm bé Riu”. Ngay chiều, có tiếng chuông cổng. Một người phụ nữ vẻ lam lũ, tay dắt theo một thằng nhóc chừng 10 tuổi, bé choắt cheo. Bà nói chuyện với má tui hồi lâu, rồi quay lại thằng con, giọng nghiêm mẳn: “Yên tâm ở lại đây với bác Tư nghe Cuộc. Lâu lâu mẹ ghé thăm”. Nói xong, bà xăm xăm ra cổng, bỏ lại thằng nhỏ đứng giữa nhà. 

Thằng Cuộc đã 13. Quê tận miền Trung, nó theo mẹ vào thành phố đã vài năm. Ngày đầu, má tui đưa nó cuộn tiền, kêu ra mua cả chục món bà rằn. Chưa đầy mươi phút, đã thấy thằng nhỏ trở về, cái giỏ nhựa đầy ắp, không thiếu một món. Má tui hỏi tới đâu, nó trả lời tới đó, rành rọt giá cả, chất lượng thực phẩm. Có lúc, ngồi lặt đậu que, nó quẳng qua bên một nhánh đậu sượng, dài giọng như ông cụ non:“Già đanh mà xoen xoét là tươi ngon lắm!” Má tui cười: “Bác còn lầm, nói chi con!” Má lại hỏi: “Nè, con đi chợ sao mà tài quá!” Thằng Cuộc thủng thỉnh: “Hồi mới vô Nam, mẹ con con đi bán rau dạo. Phải biết lựa thứ tươi ngon mà lại rẻ mới mong có lời chớ, bác Tư!” Tui tò mò xen vô: “Thế tại sao Cuộc lại chuyển sang giúp việc nhà?” Thằng Cuộc nhìn tui như nhìn một người ngớ ngẩn nhất trần đời: “Đi giúp việc tiền kiếm nhiều hơn. Lại không lo tiền ăn, tiền thuê nhà, vậy đó chị!”. Má lắc đầu cười, nụ cười hết biết trước một đứa trẻ sớm phải lo thu vén với đời. 

Má tui bắt đầu chỉ thằng Cuộc cách chăm bé Riu. Sáng sớm, đã thấy Cuộc tay xách bình thủy, tay cầm bình sữa, miệng la bài hãi:“Chờ một chút nghen Riu, anh pha sữa bé măm liền!”, rồi nó pha thoăn thoắt. Chẳng biết ai bày mà Cuộc cho bé ăn rất khéo. Riu đang nhệch miệng khóc, vào tay Cuộc bỗng nín lặng, mắt đen nháy ngước nhìn anh chàng vú em. Cuộc dỗ ngọt: “Ăn nhe. Anh cưng Riu!” Chốc chốc, Riu nhả núm vú, đăm đăm nhìn cậu bảo mẫu, toét miệng cười. 

Từ một đứa bé vàng ngắt như nghệ, bé Riu dần lớn phổng. Nhờ công của Cuộc, cứ buổi sáng, mặt trời ấm áp, thằng nhỏ xốc em bé lên vai, đi nghêu ngao trong sân, phơi nắng. Đến khi bé Riu bắt đầu ăn bột thì Cuộc ta một tay nấu cháo, xay bột theo sách. Rồi cũng chính tay nó bế em bé bên hông đi loanh quanh trong xóm, đút bé ăn hết đĩa bột. Con bé Riu luôn nhoài tay đòi Cuộc ẵm bồng. Thỉnh thoảng, tui còn nghe Cuộc trao đổi kinh nghiệm giữ con nít với mấy bà mẹ trẻ gần nhà. 

Một hôm, mẹ Cuộc ghé thăm. Má tui gửi tiền công của Cuộc, thưởng thêm một ít. Mẹ Cuộc lắc đầu: “Bà Tư giữ tiền, có gì lo cho thằng nhỏ giúp tui. Hãy coi nó như con cháu trong nhà!” Cuối tháng, má tui xin cho Cuộc học lớp bổ túc. Lắm hôm, nó vừa đưa võng em bé ngủ, vừa lõ mắt vào sách học bài. 

Hồi cuối tháng trước, mẹ Cuộc tới xin phép cho nó về thăm quê. Đúng một tuần sau, nó trở lại. Má tui hỏi: “Về quê vui không?” Thằng Cuộc đáp khẽ: “Dạ vui!” Má hỏi tới: “Sao mặt buồn vậy?” Bỗng dưng, thằng nhỏ khóc òa: “Con thương nhỏ út em con quá. Nó phải sống ở quê với cha. Nó lớn hơn bé Riu có xíu hà, bác Tư ơi!” Má tui sững sờ, lau vội vệt nước ứa ra nơi đuôi mắt

No comments:

Post a Comment

để lại nhận xét của bạn để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
=))