Sau những giờ thi cử căng thẳng, các học sinh rất cần có sự động viên chia sẻ - Ảnh: Tấn Thạnh |
Nhiều người nhầm tưởng sau kỳ thi là con cái xả được stress nhưng thực tế tâm trạng các em vẫn rất căng thẳng, nhất là khi biết kết quả thi đạt điểm quá thấp.
Ghi nhận tại Khoa Tâm lý của các bệnh viện (BV) như Nhi Đồng 1, 2, BV Sức khỏe Tâm thần... trên địa bàn TPHCM, cho thấy hiện tượng học sinh bị rối loạn tâm lý, stress đến điều trị đang ngày càng tăng cao, đặc biệt sau cao điểm thi cử.
Hầu hết những học sinh này được cha mẹ đưa đến khám vì có những triệu chứng bất thường như cha mẹ bảo lấy sách vở ra ôn tập là kêu đau bụng, nhức đầu; có em lại kêu buồn nôn, thậm chí ói liên tục nhưng khi khám thì lại không phát hiện bệnh. Những trường hợp này đang được gọi chung là mắc các chứng “bệnh học trò”.
Không dễ điều trị
Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, Trưởng Đơn vị Tâm lý BV Nhi Đồng 1, cho biết mỗi tháng của mùa thi, đơn vị tiếp nhận trung bình 50 bệnh nhi ở lứa tuổi tiểu học, THCS đến khám những “bệnh học trò” và đa số là những trường hợp đã ở vào tình trạng nặng.
Theo bác sĩ Phạm Quỳnh Diệp, Trưởng Khoa Khám trẻ em BV Sức khỏe Tâm thần, trẻ bị mắc bệnh ban đầu thường có những biểu hiện như cáu gắt, lầm lì, dễ nạt nộ, dễ khóc... Sau đó xuất hiện những triệu chứng như khó ngủ hoặc ngủ li bì không kể đêm, ngày; biếng ăn hay ăn uống vô độ. Giai đoạn nặng sẽ xuất hiện những suy nghĩ không thực tế, có ý nghĩ bi quan, tiêu cực, thậm chí là muốn tự sát... Một khi đã có những rối loạn tâm lý, việc điều trị không dễ dàng.
Đừng gây thêm áp lực
Thời điểm bùng phát các “bệnh học trò” thường tập trung trước và cả sau mỗi kỳ thi. Nhiều người nhầm tưởng sau kỳ thi là xả stress mà không nghĩ đến việc học sinh vẫn rất căng thẳng, nhất là khi kết quả thi không như mong muốn. Những em đạt điểm quá thấp thường rơi vào tâm lý hụt hẫng, bất mãn.
Vì vậy, sau các kỳ thi, dù kết quả thế nào phụ huynh cũng nên an ủi, động viên con và chấp nhận với khả năng của con thay vì vô tình gây thêm áp lực. Phụ huynh nên học cách động viên để làm chỗ dựa tinh thần cho con. “Những câu nói của cha mẹ như không làm được bài thì đừng về nhà nữa, học phí cơm... là rất sai lầm và dễ dẫn đến trẻ không chịu nổi áp lực”- chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2, khuyến cáo.
đang gia tăng và đã xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Sau kỳ thi ĐH, CĐ vừa qua, việc học sinh T.C.S (tỉnh Quảng Ngãi) tự tử vì đã không làm tốt được bài thi như mong muốn và học sinh V.T.T (tỉnh Nam Định) phát điên sau kỳ thi là những minh chứng rất rõ.
Ghi nhận tại Khoa Tâm lý của các bệnh viện (BV) như Nhi Đồng 1, 2, BV Sức khỏe Tâm thần... trên địa bàn TPHCM, cho thấy hiện tượng học sinh bị rối loạn tâm lý, stress đến điều trị đang ngày càng tăng cao, đặc biệt sau cao điểm thi cử.
Hầu hết những học sinh này được cha mẹ đưa đến khám vì có những triệu chứng bất thường như cha mẹ bảo lấy sách vở ra ôn tập là kêu đau bụng, nhức đầu; có em lại kêu buồn nôn, thậm chí ói liên tục nhưng khi khám thì lại không phát hiện bệnh. Những trường hợp này đang được gọi chung là mắc các chứng “bệnh học trò”.
Không dễ điều trị
Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, Trưởng Đơn vị Tâm lý BV Nhi Đồng 1, cho biết mỗi tháng của mùa thi, đơn vị tiếp nhận trung bình 50 bệnh nhi ở lứa tuổi tiểu học, THCS đến khám những “bệnh học trò” và đa số là những trường hợp đã ở vào tình trạng nặng.
Theo bác sĩ Phạm Quỳnh Diệp, Trưởng Khoa Khám trẻ em BV Sức khỏe Tâm thần, trẻ bị mắc bệnh ban đầu thường có những biểu hiện như cáu gắt, lầm lì, dễ nạt nộ, dễ khóc... Sau đó xuất hiện những triệu chứng như khó ngủ hoặc ngủ li bì không kể đêm, ngày; biếng ăn hay ăn uống vô độ. Giai đoạn nặng sẽ xuất hiện những suy nghĩ không thực tế, có ý nghĩ bi quan, tiêu cực, thậm chí là muốn tự sát... Một khi đã có những rối loạn tâm lý, việc điều trị không dễ dàng.
Đừng gây thêm áp lực
Thời điểm bùng phát các “bệnh học trò” thường tập trung trước và cả sau mỗi kỳ thi. Nhiều người nhầm tưởng sau kỳ thi là xả stress mà không nghĩ đến việc học sinh vẫn rất căng thẳng, nhất là khi kết quả thi không như mong muốn. Những em đạt điểm quá thấp thường rơi vào tâm lý hụt hẫng, bất mãn.
Vì vậy, sau các kỳ thi, dù kết quả thế nào phụ huynh cũng nên an ủi, động viên con và chấp nhận với khả năng của con thay vì vô tình gây thêm áp lực. Phụ huynh nên học cách động viên để làm chỗ dựa tinh thần cho con. “Những câu nói của cha mẹ như không làm được bài thì đừng về nhà nữa, học phí cơm... là rất sai lầm và dễ dẫn đến trẻ không chịu nổi áp lực”- chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2, khuyến cáo.
đang gia tăng và đã xảy ra những trường hợp đáng tiếc. Sau kỳ thi ĐH, CĐ vừa qua, việc học sinh T.C.S (tỉnh Quảng Ngãi) tự tử vì đã không làm tốt được bài thi như mong muốn và học sinh V.T.T (tỉnh Nam Định) phát điên sau kỳ thi là những minh chứng rất rõ.
Gia đình rất quan trọng Tại hội thảo “Tuổi trẻ - Đâu là lẽ sống?”, do Nhà Văn hóa Sinh viên TPHCM phối hợp cùng Trường Quản trị cuộc đời Lima vừa tổ chức tại TPHCM, chuyên gia tâm lý giáo dục Trần Năng Thể phân tích: Lứa tuổi từ 13 – 20 là lứa tuổi chưa đủ trưởng thành, cực kỳ biến động, dễ tổn thương, dễ bị lôi cuốn. Trước áp lực thi cử từ bản thân, gia đình, xã hội khiến các em phải cố gắng quá độ, quá tải (phương diện thể lý); phải sống trong một tình trạng căng thẳng liên tục và lũy tiến (phương diện tâm lý). Đây là thời điểm rất cần sự đồng cảm để các em vượt qua thất bại. Trong đó, gia đình giữ một vai trò không thể thay thế vì là nơi các em được lắng nghe và có thể gửi trao nỗi lòng. |
Theo NLD
No comments:
Post a Comment
để lại nhận xét của bạn để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
=))