Cho đến giờ, quanh vụ Sơn Lâm – Siu Black vẫn là dư luận hai chiều, nhưng cán cân thì nghiêng ngả không đều. Nếu như trong những ngày đầu tiên vụ lùm xùm xảy ra, phần đông dư luận phản đối Siu Black, thì giờ đây, dường như cộng đồng mạng đang quay lưng lại với Sơn Lâm. Điều này thể hiện rất rõ trên các diễn đàn mạng và trong phản hồi của các bài báo liên quan.
Cộng đồng mạng "ngả nghiêng"
Khi vụ việc mới nổ ra, đa phần dư luận đứng về phía Sơn Lâm. Trên website hocmai.vn, một diễn đàn của các em học sinh, chủ đề được đặt ra: Tại sao một ca sĩ nổi tiếng như Siu Black lại phát biểu phản cảm về người khuyết tật như vậy? Cuộc bình chọn trên mạng này cũng cho kết quả chỉ 16% đồng tình với những nhận xét của Siu Black, còn 84% thừa nhận thực sự “shock” với những gì chị Siu phát biểu. Tình trạng còn tỏ ra gay gắt hơn ở các diễn đàn khác, khi nhiều người phản ứng rằng một một ca sĩ “không đẹp” như Siu Black lại có thái độ coi thường người khác, nhất là đối với Sơn Lâm, một nhân vật được biết đến như tấm gương vượt khó vươn lên mà nhiều người quý mến, nể phục.
Thực tế này có thể hiểu là do dư luận hiện nay khá nhạy cảm (và phản cảm) với những scandal liên quan đến “sao”, một hệ quả tất yếu khi lòng tin của họ đã bị các “sao” đầu cơ quá nhiều để lăng xê bản thân. Mặt khác, sau những vụ chấn động dư luận như ngược đãi em Bình, bé Hào Anh…, có vẻ như chúng ta đang quan tâm nhiều hơn và chịu lên tiếng nhiều hơn trước những hành động thiếu tính nhân văn trong xã hội.
Ở mặt tích cực, đây là một chuyển biến tốt cho thấy những “hồi chuông cảnh báo” rõ ràng có tác dụng nâng cao ý thức cộng đồng của người Việt, đặc biệt là cộng đồng mạng, những người nhanh nhạy với thông tin. Nhưng mặt khác, cần thấy rằng tâm lý cư dân mạng đang bị chi phối quá nhiều bởi số đông, và tâm lý số đông lại quá dễ dàng bị điều khiển, chi phối, thậm chí chệch hướng bởi những thông tin nhất thời.
Cộng đồng mạng rất nên và cần phải lên tiếng, nhưng bản thân dư luận mạng luôn phân tán, vội vàng, chưa đủ mạnh để tự mình định hướng. Trong trường hợp này, cũng như trong rất nhiều vấn đề khác, dư luận đã chạy theo những diễn biến bề nổi giữa hai nhân vật chính, Siu Black và Sơn Lâm.
Bức thư của Sơn Lâm là thông tin một phía. Những bình luận của báo chí là thông tin nhất thời, vì bản thân các báo luôn phải cố gắng vừa đăng tải những điều đã biết, vừa tìm kiếm những điều chưa biết, mà mỗi bài viết đưa lên chỉ là từng mảnh của sự thật. Vậy nên, khi Siu Black chính thức lên tiếng, với những phần “sự thật” khác với “sự thật” mà Sơn Lâm đưa ra, thì chuyện dư luận “ngả nghiêng” cũng là điều dễ hiểu.
Một cư dân mạng phát biểu trên diễn đàn: “Tôi rất tiếc vì hôm đó đã vội vàng bình chọn Poll anti chị Siu, bây giờ nghĩ lại thực sự rất tiếc và hối hận. Tôi nghĩ với phong cách và tính tình của chị Siu – một người đứng vững trong làng nhạc bằng tất cả sự khổ cực và lại là người dân tộc thiểu số thì lại càng không thể đi phân biệt người khác như Sơn Lâm nói".
Nhưng sự việc không dừng lại ở đó. Nhiều độc giả cảm thấy mình bị lừa, và chuyển sang một trạng thái cực đoan thứ 2, quay lưng lại với Sơn Lâm. Những người nóng tính đã lập tức xả giận bằng vài topic nóng bỏng trên diễn đàn, hay lập những hội Facebook lên án Sơn Lâm “háo danh, ảo tưởng” – một trong những hội này thậm chí đã bị đóng cửa do có những lời lẽ xúc phạm quá khích.
Ai bị tổn thương nhiều nhất?
Không rõ Sơn Lâm có ý định “dựa hơi”, hay tạo scandal để được chú ý như một số người bình luận hay không, chỉ biết rằng, đến thời điểm này, dù kết quả có ra sao, dù đoạn băng kia có được công bố hay không, thì chính Sơn Lâm vẫn sẽ là người chịu tổn thương lớn nhất.
Cộng đồng mạng "ngả nghiêng"
Khi vụ việc mới nổ ra, đa phần dư luận đứng về phía Sơn Lâm. Trên website hocmai.vn, một diễn đàn của các em học sinh, chủ đề được đặt ra: Tại sao một ca sĩ nổi tiếng như Siu Black lại phát biểu phản cảm về người khuyết tật như vậy? Cuộc bình chọn trên mạng này cũng cho kết quả chỉ 16% đồng tình với những nhận xét của Siu Black, còn 84% thừa nhận thực sự “shock” với những gì chị Siu phát biểu. Tình trạng còn tỏ ra gay gắt hơn ở các diễn đàn khác, khi nhiều người phản ứng rằng một một ca sĩ “không đẹp” như Siu Black lại có thái độ coi thường người khác, nhất là đối với Sơn Lâm, một nhân vật được biết đến như tấm gương vượt khó vươn lên mà nhiều người quý mến, nể phục.
Bình chọn trên hocmai.vn nghiêng hẳn về phía ủng hộ Sơn Lâm. |
Thực tế này có thể hiểu là do dư luận hiện nay khá nhạy cảm (và phản cảm) với những scandal liên quan đến “sao”, một hệ quả tất yếu khi lòng tin của họ đã bị các “sao” đầu cơ quá nhiều để lăng xê bản thân. Mặt khác, sau những vụ chấn động dư luận như ngược đãi em Bình, bé Hào Anh…, có vẻ như chúng ta đang quan tâm nhiều hơn và chịu lên tiếng nhiều hơn trước những hành động thiếu tính nhân văn trong xã hội.
Ở mặt tích cực, đây là một chuyển biến tốt cho thấy những “hồi chuông cảnh báo” rõ ràng có tác dụng nâng cao ý thức cộng đồng của người Việt, đặc biệt là cộng đồng mạng, những người nhanh nhạy với thông tin. Nhưng mặt khác, cần thấy rằng tâm lý cư dân mạng đang bị chi phối quá nhiều bởi số đông, và tâm lý số đông lại quá dễ dàng bị điều khiển, chi phối, thậm chí chệch hướng bởi những thông tin nhất thời.
Cộng đồng mạng rất nên và cần phải lên tiếng, nhưng bản thân dư luận mạng luôn phân tán, vội vàng, chưa đủ mạnh để tự mình định hướng. Trong trường hợp này, cũng như trong rất nhiều vấn đề khác, dư luận đã chạy theo những diễn biến bề nổi giữa hai nhân vật chính, Siu Black và Sơn Lâm.
"Vì sao vậy hả Sơn Lâm ơi..." - chia sẻ của một blogger về nỗi thất vọng trước diễn biến vụ việc. |
Bức thư của Sơn Lâm là thông tin một phía. Những bình luận của báo chí là thông tin nhất thời, vì bản thân các báo luôn phải cố gắng vừa đăng tải những điều đã biết, vừa tìm kiếm những điều chưa biết, mà mỗi bài viết đưa lên chỉ là từng mảnh của sự thật. Vậy nên, khi Siu Black chính thức lên tiếng, với những phần “sự thật” khác với “sự thật” mà Sơn Lâm đưa ra, thì chuyện dư luận “ngả nghiêng” cũng là điều dễ hiểu.
Một cư dân mạng phát biểu trên diễn đàn: “Tôi rất tiếc vì hôm đó đã vội vàng bình chọn Poll anti chị Siu, bây giờ nghĩ lại thực sự rất tiếc và hối hận. Tôi nghĩ với phong cách và tính tình của chị Siu – một người đứng vững trong làng nhạc bằng tất cả sự khổ cực và lại là người dân tộc thiểu số thì lại càng không thể đi phân biệt người khác như Sơn Lâm nói".
Nhưng sự việc không dừng lại ở đó. Nhiều độc giả cảm thấy mình bị lừa, và chuyển sang một trạng thái cực đoan thứ 2, quay lưng lại với Sơn Lâm. Những người nóng tính đã lập tức xả giận bằng vài topic nóng bỏng trên diễn đàn, hay lập những hội Facebook lên án Sơn Lâm “háo danh, ảo tưởng” – một trong những hội này thậm chí đã bị đóng cửa do có những lời lẽ xúc phạm quá khích.
Một hội Facebook phản đối Sơn Lâm. |
Ai bị tổn thương nhiều nhất?
Không rõ Sơn Lâm có ý định “dựa hơi”, hay tạo scandal để được chú ý như một số người bình luận hay không, chỉ biết rằng, đến thời điểm này, dù kết quả có ra sao, dù đoạn băng kia có được công bố hay không, thì chính Sơn Lâm vẫn sẽ là người chịu tổn thương lớn nhất.
Dù muốn dù không, thì hình ảnh một chàng trai khuyết tật giỏi giang, giàu nghị lực, giàu ý chí mà anh tạo dựng được bấy lâu cũng đã sứt mẻ vì một phút nóng nảy. Điều đáng nói hơn nữa, là dù theo hướng tích cực như chị Siu mô tả, hay tiêu cực như anh kể lại, thì việc Siu Black nhắc đến “người khuyết tật” cũng là một lời nói thiếu tế nhị và không cần thiết, thế nhưng giờ đây, anh lại bị coi là “người gây chuyện”; xét về khía cạnh đó, Sơn Lâm rõ ràng là bên chịu thiệt.
Tất nhiên, Siu Black cũng không sung sướng gì khi bị dính vào scandal không đáng có này. Hai bên đều vừa là nạn nhân của dư luận, vừa là nạn nhân từ những phát ngôn của chính mình. Không có chỗ để đặt chữ “nếu”, nhưng “nếu” cả hai không quá coi trọng cái “tôi”, không quá căng thẳng trong việc bảo vệ quan điểm của mình, và biết nhường nhau một bước, thì có lẽ sự việc đã không trở nên ồn ào như nó không đáng phải thế.
Trên blog Dương Bình Nguyên, câu chuyện Sơn Lâm đi thi và Siu Black động viên là một câu chuyện hoàn toàn tích cực. |
Nếu vụ việc này cũng chỉ là những lùm xùm giữa các “sao”, thì nó cũng sẽ nhanh chóng “chìm xuồng” như vụ Thủy Tiên – Ưng Hoàng Phúc, như Tim với Minh Hằng…, những căng thẳng vô thưởng vô phạt trong làng giải trí. Nhưng điều người ta lo lắng là, biết đâu đấy, Sơn Lâm đại diện cho cộng đồng người khuyết tật, và đúng như một bạn trẻ đã thốt lên trên diễn đàn hocmai.vn: “Chị Siu nói một câu “lỡ miệng, nhưng giết chết một cơ hội, hi vọng của một đời người, và của một cơ số người khác cùng cảnh ngộ như anh Lâm. Thử hỏi sau này, còn người khuyết tật nào dám bước qua rào cản số phận để mà thử thách ở những cuộc thi như thế này nữa?”. Tệ hơn nữa, một số cư dân mạng quá khích liệu có khiến cộng đồng người khuyết tật cảm thấy bị tổn thương và hạn chế hòa nhập hơn?
Topic về lá thư của Sơn Lâm trên pwd.vn. |
Rất may, trong khi lạc giữa những luồng dư luận, người viết đã tình cờ (và may mắn) tìm thấy câu trả lời từ forum pwd.vn, diễn đàn người khuyết tật Việt Nam. Có thể nói không ngoa rằng, trái với những gì người ta có thể nghĩ, đây là diễn đàn có phản ứng đúng mực nhất với những sự việc đang diễn ra. Thay vì tự ái, tự tôn, mặc cảm, ào lên “ném đá hội đồng” như cách chúng ta vẫn thấy trên các forum fan ca sĩ này, CLB bóng đá nọ, các thành viên diễn đàn đã phân tích vấn đề một cách bình tĩnh và khá công bằng. Và chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi những thành viên của pwd.vn góp tiếng nói ở các diễn đàn khác về chủ đề này đã lập tức nhận được sự hưởng ứng của cư dân mạng.
Ý kiến thành viên pwd được hưởng ứng trên linkhay.com. |
Người viết thật sự khâm phục và xúc động trước lời nhắn của admin pwd.vn dành cho các thành viên diễn đàn: “Đừng khi nào nghĩ rằng chúng ta là người khuyết tật thì phải được ưu tiên hay có ngoại lệ riêng cho chúng ta nhé... Chúng ta đều là người bình thường và cuộc thi đó cũng là cuộc thi dành cho tất cả mọi người. Chúng ta chỉ là người khuyết tật thôi chứ đừng nhận thêm cái mác người không bình thường nữa nhé".
Quy định của cuộc thi có lỗ hổng?
Nhưng, cũng từ lời phát biểu của cư dân mạng rất thiện chí trên, một vấn đề nữa lại cần phải được đặt ra: tại sao dư luận chỉ nhắm vào Siu Black và Sơn Lâm, mà không mấy ai hướng vào BTC Vietnam Idol, những người có trách nhiệm trả lời câu hỏi mà đáng lẽ họ phải đặt ra từ sớm – Vietnam Idol có dành cho tất cả mọi người hay không?
Cá nhân người viết cho rằng, mỗi cuộc thi đều có quyền đặt ra những tiêu chí riêng của mình, miễn là có những lý do chính đáng. Trường nghệ thuật xiếc, múa, Học viện Ngoại giao... đều có thể không tuyển thí sinh khuyết tật, không phải vì phân biệt, mà vì điều đó phù hợp với đặc thù ngành nghề, công việc, và cả xã hội dễ dàng chấp nhận những quy tắc đó khi chúng được nêu rõ trong các thông báo tuyển sinh. Còn với Vietnam Idol thì sao? Nếu tất cả rõ ràng ngay từ đầu, hẳn đã không có những tranh luận đầu tiên dẫn đến một chuỗi những rắc rối không đáng có, làm tổn thương những người không đáng bị tổn thương.
Đã lâu nay, người Việt coi nhẹ các quy chế, văn bản, coi nhẹ, lảng tránh các vấn đề “khung” trong cuộc sống, trong công việc. Nhưng đã đến lúc, người ta phải thực sự đối mặt và thừa nhận, nhân văn không phải là “một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”, không nằm ở chỗ ai phải nhường nhịn, nể nang ai; tính nhân văn nằm ngay trong lối tư duy chuyên nghiệp, toàn diện, biết tính toán và cân bằng các nhóm lợi ích, biết tiên liệu và xử lý tình huống - trên cơ sở thực sự nghĩ đến con người…
Theo Minh Tư
VTC
VTC
No comments:
Post a Comment
để lại nhận xét của bạn để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn
=))